CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê

03/04/2025 - 16:09
A A- A+

Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hen suyễn… là 12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.

Cà phê, thức uống quen thuộc buổi sáng, chứa caffeine và các chất khác có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với 12 loại thuốc sau đây.

Thuốc chống đông máu

Đây là loại thuốc không nên dùng chung với cà phê. Bởi vì caffeine làm tăng nồng độ thuốc làm loãng máu, dẫn đến tăng cường tác dụng của thuốc.

Thậm chí, nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở người dùng thuốc chống đông máu và tiêu thụ cà phê thường xuyên.

Thuốc chống trầm cảm

Cà phê làm giảm khả năng hấp thụ thuốc chống trầm cảm, giảm hiệu quả điều trị. Các loại thuốc bị ảnh hưởng như Luvox, Lexapro, Amitriptylin, Tofranil.

Luvox kết hợp với cà phê tăng nguy cơ tác dụng phụ như hồi hộp, mất ngủ. Do đó, chúng ta không nên dùng chung loại thuốc này với cà phê.

Thuốc chống loạn thần

Đây cũng là loại thuốc không nên dùng chung với cà phê. Bởi vì cà phê làm giảm hấp thụ thuốc chống loạn thần, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Một số loại thuốc như Abilify, Compro, Haldol, Orap. Uống cà phê an toàn khi dùng thuốc chống loạn thần, nếu chia đều liều và tách thời gian uống.

Thuốc điều trị hen suyễn

Caffeine làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản (bồn chồn, tim đập nhanh...). Nó còn làm giảm lượng thuốc được hấp thụ vào đường thở. Do đó, cần tránh uống cà phê khi dùng thuốc giãn phế quản.

Thuốc huyết áp

Cà phê làm giảm hấp thụ thuốc huyết áp (Inderal, Lopressor). Do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cao huyết áp.

Thuốc ức chế cholinesterase (Điều trị Alzheimer, mất trí)

Đây cũng là loại thuốc không nên dùng chung với cà phê. Bởi vì caffeine làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị Alzheimer, giảm lượng thuốc đến não.

Thuốc cảm và dị ứng

Kết hợp pseudoephedrine (trong thuốc cảm, dị ứng) và caffeine tăng nguy cơ bồn chồn, mất ngủ. Vì vậy, cần tránh uống cà phê khi dùng Sudafed, Allegra.

Thuốc trị bệnh tiểu đường

Caffeine làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến kiểm soát bệnh tiểu đường. Do đó, nếu đang bị bệnh tiểu đường cần hạn chế uống cà phê.

Thuốc Methotrexat

Caffeine ảnh hưởng đến sự hấp thụ Methotrexat, gây nên nồng độ thuốc trong máu cao.

Thuốc điều trị loãng xương

Cà phê ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc trị loãng xương (Boniva, Actonel).

Thuốc kháng sinh Quinolone

Khi kết hợp kháng sinh quinolone và caffeine làm gia tăng các tác dụng phụ.

Thuốc tuyến giáp

Caffeine làm giảm một nửa khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp (Synthroid). Do đó, đây cũng là loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.

Ngoài các loại thuốc trên thì một số người nên tránh cà phê như trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị lo âu, người có nguy cơ bệnh tim.

Cà phê tương tác với nhiều loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng nguy cơ tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Theo Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh

12/05/2025
Bổ sung omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có thể làm chậm tuổi sinh học, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
12/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
02/05/2025
Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.
29/04/2025
Quả óc chó được coi là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Nếu tiêu thụ quả óc chó hàng ngày trong thời gian dài, sẽ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và giúp giảm nguy cơ ung thư.
29/04/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
28/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
25/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành