CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

4 loại trà thảo dược làm giảm mỡ máu

14/03/2025 - 14:25
A A- A+

Tăng mỡ máu đang ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ... Một số loại trà thảo dược có thể hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn...

Một số loại trà dưới đây tốt cho người tăng mỡ máu:

1. Trà mạch nha hỗ trợ giảm mỡ máu
Mạnh nha là hạt lúa mạch đã có mầm (Hordeum sativum Jess), họ Lúa (Poaceae). Tính vị, quy kinh: Vị mặn, tính ấm hoặc bình; quy vào kinh tỳ, vị.

Tác dụng: Tiêu hóa thức ăn, khai vị, thúc đẻ, thông sữa. Mạch nha có thể dùng sau bữa ăn giàu năng lượng, giàu glucid, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu gây đầy bụng, ăn không ngon…

Cách dùng mạch nha làm trà: Dùng 12-16g, sao vàng, sau đó hãm với nước nóng; có thể dùng trà thay nước lọc hàng ngày; có thể kết hợp với sơn tra để hãm trà.

Lưu ý: Mạch nha không dùng với phụ nữ đang cho con bú (do có thể gây mất sữa), không dùng cho phụ nữ đang có thai.

2. Trà sơn tra
Sơn tra có tên khoa học là Crataegus pinnatifida (sơn tra có nguồn gốc từ Trung Quốc) hoặc Crataegus cuneata (sơn tra có nguồn gốc từ Việt Nam).

Sơn tra là một cây cao khoảng 6m, cành nhỏ có gai. Lá dài 5-10cm, rộng 4-7cm, có 3-5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, họp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng.

Quả sơn tra có hình cầu, đường kính 1-1,5cm, khi chín sẽ có màu đỏ thắm. Quả sơn tra vị chua chát, khi chín được hái về, sau đó thái ngang hay bổ dọc, phơi khô hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng làm trà có tác dụng giảm mỡ máu là quả sơn tra. Tính vị, quy kinh: Vị chua, ngọt, tính ấm. Quy vào kinh tỳ, vị, can.

Tác dụng: Tiêu thực, hóa tích. Sơn tra được dùng trong các trường hợp có bệnh ở đường tiêu hóa như chán ăn, ăn uống chậm tiêu, đầy chướng bụng khó chịu, ợ hơi, ợ chua, bên cạnh đó còn hỗ trợ giảm mỡ máu, tăng cường sức đề kháng…

Cách dùng: Dùng 7-10g sơn tra khô, hãm với nước nóng già, uống thay nước lọc hàng ngày.

Lưu ý: Không nên dùng trà sơn tra cho người chán ăn lâu ngày, không kèm triệu chứng khó tiêu; chỉ nên dùng ngay sau bữa ăn có thức ăn thịt cá, nhiều dầu mỡ, giàu lipid, thừa năng lượng dư thừa cho cơ thể.
3. Trà cốc nha
Cốc nha là thóc tẻ hoặc thóc chiêm ngâm cho nảy mầm, sau đó phơi khô của cây lúa tẻ (Oriza sativa L.), họ lúa (poaceae); tính vị: Vị ngọt, tính ấm; quy vào kinh tỳ, vị.

Tác dụng: Tiêu thực, hóa tích; hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể; tiêu hóa thức ăn bị tích trệ, bụng đầy chướng, không tiêu; kiện tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu.

Cách dùng: Dùng 12-16g cốc nha, dùng sống hoặc sao vàng (với người tỳ vị kém, hoặc mắc một số bệnh về dạ dày); hãm với nước nóng, uống thay nước lọc hàng ngày.

4. Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphylium, thuộc họ Bầu bí. Giảo cổ lam là cây thân leo, thân cây mảnh, có các tua cuốn đơn. Lá đơn xẻ sâu như lá kép chân vịt. Hoa hình chùy, mang nhiều hoa nhỏ trắng tạo thành cụm. Quả khô hình cầu, thường có đường kính 5 - 9 mm, quả khi chín có màu đen.

Bộ phận thường dùng của cây giảo cổ lam là lá và cành non. Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Quy kinh: Phế, tỳ, thận.

Tác dụng: Ích khí kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc, tư âm, tiêu đờm giảm ho. Giảo cổ lam được dùng để giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan, tăng lipid máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi...

Cách dùng: Lấy 5 - 10g giảo cổ lam khô, hãm lấy nước uống hàng ngày.

Lưu ý: Không uống giảo cổ lam vào buổi tối; không sử dụng giảo cổ lam để qua đêm; không dùng giảo cổ lam quá 60g khô/người/ngày.

Trà giảo cổ lam thường được dùng để giảm mỡ máu.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

03/04/2025
Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hen suyễn… là 12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
02/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
02/04/2025
Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh. Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 4/3/2023.
02/04/2025
Sau 26 ngày điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam tại nhà, bệnh nhi 14 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiều vùng da bị hoại tử.
02/04/2025
TTND.TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, bệnh nhân P.N.Q.K (25 tuổi) - bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30.3 đã tử vong.
31/03/2025
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh.
31/03/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 32 lô sản phẩm từ Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh do sản xuất mỹ phẩm sai quy định.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành