CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc

17/04/2025 - 10:59
A A- A+

Theo thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc.

 Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, với 70 chất gây ung thư

PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ung thư phổi có hai nhóm nguyên nhân chính bao gồm yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, hút thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu, chiếm 90% ca mắc.

Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, với 70 chất gây ung thư như benzene, formaldehyde, và nitrosamine - làm tổn thương tế bào phổi, dẫn đến đột biến gen. Ngoài ra, phơi nhiễm hóa chất (amiăng, asen, khí radon), ô nhiễm không khí, và tiếp xúc phóng xạ cũng làm tăng nguy cơ. Về nội sinh, đột biến gen như EGFR, KRAS, ALK... có thể khiến tế bào phát triển bất thường.

tl.jpg

Mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. Ảnh minh họa

Ngoài hút thuốc, vấn đề tuổi tác (trên 50 tuổi), tiền sử bệnh phổi (COPD, lao), di truyền (gia đình có người mắc ung thư phổi) và suy giảm miễn dịch cũng là yếu tố quan trọng. Một số nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn ít rau xanh, nhiều thịt đỏ, hoặc sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi cũng góp phần gây bệnh.

Triệu chứng ung thư phổi thường không rõ ràng ở giai đoạn. Khi khối u phát triển, người bệnh có thể gặp:

- Ho kéo dài (trên 2 tuần), ho ra máu.

- Đau tức ngực, khó thở, khàn tiếng.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài.

- Đau xương, đau đầu (di căn não), phù vùng cổ mặt ở giai đoạn muộn

Nếu có các triệu chứng này, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.

Các phương pháp sàng lọc bệnh

Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, phát hiện sớm ở giai đoạn I (khối u dưới 4cm, chưa di căn) giúp tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%. Ở giai đoạn muộn (III-IV), tỷ lệ này giảm xuống dưới 20%. Vì vậy, tầm soát định kỳ là chìa khóa.

Đặc biệt, với người hút thuốc lá trên 30 năm, các khuyến cáo cho thấy chụp CT liều thấp để phát hiện tổn thương nhỏ từ 2-3mm giúp phát hiện sớm ung thư phổi.

Tại bệnh viện, đã triển khai phương pháp: Chụp CT liều thấp - phương pháp vàng phát hiện khối u chỉ 2-3mm, giúp giảm 20% lượng phóng xạ so với CT thường, hiệu quả phát hiện khối u giai đoạn sớm; Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn CT hoặc siêu âm.

Đồng thời, sàng lọc gen chủ yếu dùng để định hướng điều trị, khi phát hiện đột biến EGFR giúp dùng thuốc ức chế tyrosine kinase. Với người khỏe mạnh chưa có khuyến cáo sàng lọc gen đại trà, tuy nhiên nếu gia đình có nhiều người mắc ung thư, có thể cân nhắc xét nghiệm đột biến gen và tư vấn di truyền.

Đối tượng nào nên tầm soát ung thư phổi định kỳ?

PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhóm nguy cơ cao cần khám sàng lọc bao gồm: Người hút thuốc lá trên 20 năm; tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi; tiếp xúc với amiăng, khí radon trong công việc; bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi mạn tính.

Ngoài ra, ung thư phổi không di truyền trực tiếp, nhưng đột biến gen mang tính chất gia đình có thể làm tăng nguy cơ. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi (cha mẹ, anh chị em) có nguy cơ cao gấp 2-3 lần. Vì vậy, nhóm này nên tầm soát sớm từ tuổi 40.

Để phòng ngừa ung thư phổi, bác sĩ khuyến cáo:

- Bỏ thuốc lá giúp giảm 50% nguy cơ sau 10 năm

- Tránh tiếp xúc khói thuốc thụ động, hóa chất độc hại

- Đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 ở khu vực ô nhiễm

- Dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau họ cải (bông cải xanh, cải xoăn), thực phẩm giàu vitamin C, E

- Tập thể dục 30 phút/ngày để tăng đề kháng.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

25/06/2025
Theo đó, người dân có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ sở y tế mong muốn mà không cần phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
25/06/2025
Bộ Y tế ban hành quyết định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/bị bãi bỏ lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 12/2025/TT-BYT về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
10/06/2025
Cuốn sách "Kỹ thuật cơ bản ghép tạng phổi" được ghi nhận là cuốn sách tham khảo viết về đề tài ghép tạng phổi đầu tiên của Việt Nam. Sách do nhóm tác giả PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế và Ths.Bs Dương Văn Ninh biên soạn.
21/05/2025
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan cho biết nước này đang nâng cao cảnh giác với biến thể XEC của COVID-19 do tốc độ lây lan nhanh gấp 7 lần so với cúm thông thường, Bangkok Post ngày 21/5 đưa tin.
21/05/2025
Chiều 19/5, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong.
12/05/2025
Bổ sung omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có thể làm chậm tuổi sinh học, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
12/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
02/05/2025
Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.
29/04/2025
Quả óc chó được coi là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Nếu tiêu thụ quả óc chó hàng ngày trong thời gian dài, sẽ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và giúp giảm nguy cơ ung thư.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành