CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Ăn món khoái khẩu lòng lợn, người đàn ông nguy kịch do mắc liên cầu khuẩn lợn

15/04/2025 - 09:58
A A- A+

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp nguy kịch do mắc liên cầu khuẩn lợn, nguyên nhân ban đầu được xác định có thể liên quan đến việc bệnh nhân ăn lòng lợn khoảng 1 tuần trước đó.

Bệnh nhân là nam giới, tên T.V.L., 49 tuổi, trú tại Thái Bình. Rạng sáng 13.4, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng có mùi tanh tới 8 lần trong ngày. Bên cạnh đó, cơ thể bệnh nhân mệt lả, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Ông L. được đưa đến bệnh viện địa phương trong tình trạng nguy kịch, phải đặt nội khí quản, duy trì vận mạch, sau đó chuyển khẩn cấp tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại đây, ông được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn ở người (Streptococcus suis) - một loại vi khuẩn nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người qua thực phẩm chưa nấu chín hoặc qua vết thương hở.

"Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, xuất hiện ban xuất huyết hoại tử lan rộng toàn thân, đặc biệt ở vùng mặt và tứ chi", Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết.

z6503865658189-2b204a99efe2b1157732c3e84ec9c034.jpg

Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Đặng Thanh

z6503865093356-24d50ae147a0a012f28f861cab93c1e7.jpg

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, xuất hiện ban xuất huyết hoại tử lan rộng toàn thân. Ảnh: Đặng Thanh

Ông L. lập tức được điều trị tích cực bằng kháng sinh, hồi sức dịch, thở máy, lọc máu và truyền các chế phẩm máu cần thiết (khối tiểu cầu, huyết tương tươi). Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân vẫn rất nặng, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.

Theo bác sĩ Khiêm, bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề như điếc, tổn thương thần kinh hoặc suy đa tạng.

Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người.

Để phòng ngừa bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, lòng lợn hay bất kỳ sản phẩm nào từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ. Khi mua thịt, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh thịt có màu sắc bất thường, dấu hiệu phù nề hoặc xuất huyết.

Với người tham gia giết mổ, chế biến thịt lợn cần đeo găng tay, khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc.

Nếu có vết thương hở ở tay chân, cần băng kín bằng gạc không thấm nước trước khi xử lý thực phẩm sống. Ngoài ra, với đồ ăn sẵn mua ngoài hàng, người dân nên trần lại bằng nước sôi hoặc nấu kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

15/04/2025
Hiện bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng trở lại, đặc biệt nghiêm trọng khi ghi nhận nhiều ca bệnh là người trưởng thành, diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong.
14/04/2025
Trưa 14.4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 - 15.4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
11/04/2025
Việc tăng độ ẩm không khí là môi trường lý tưởng cho virus cúm, virus RSV, adenovirus và vi khuẩn. Đây là tác nhân gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
11/04/2025
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu trị chấy Aladin, hộp 1 tuýp 30g của Công ty cổ phần Sao Thái Dương sản xuất.
11/04/2025
Ngành y tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như chênh lệch vùng miền trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, hệ thống cung ứng, nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều hạn chế, công tác đấu thầu, mua sắm, áp lực về già hóa dân số, tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi của mô hình bệnh tật…
08/04/2025
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù 5-10 năm.
08/04/2025
Luyện tập thể thao rất hữu ích, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc vận động quá sức hay tập thể dục quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm.
08/04/2025
Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.
03/04/2025
Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành