CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Bác sĩ cảnh báo, nguy cơ đột quỵ cao trong thời tiết nắng nóng cực đoan

05/07/2024 - 08:56
A A- A+

Ghi nhận từ các cơ sở y tế, mùa hè các ca cấp cứu do say nắng say nóng, bệnh truyền nhiễm, tiêu hóa hô hấp và đột quỵ tăng cao.

Điển hình là trường hợp người bệnh N.V.L (54 tuổi, Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa người phải, đột ngột lơ mơ, rối loạn chức năng ngôn ngữ.

Khai thác thông tin, được biết sau giờ nghỉ trưa, khi đang ngồi làm việc trong phòng điều hòa, ông L. cảm thấy cứng đờ nửa người bên phải, không cử động được, không nói được, không đi và đứng được. Rất may mắn, đồng nghiệp phát hiện và đã nhanh chóng đưa ông L. đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc.

Qua thăm khám ban đầu, bác sĩ nhận định người bệnh bị đột quỵ não tối cấp, kết quả chụp mạch máu não cho thấy hình ảnh tắc động mạch não giữa cấp tính. Tại đây, ekip phẫu thuật áp dụng phương pháp điều trị can thiệp nội mạch dưới máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), hút huyết khối gây tắc mạch nhằm tái thông mạch não cho người bệnh.

Người bệnh N.V.L sau khi hút huyết khối thành công (Ảnh: Bệnh viện)

Ca can thiệp được tiến hành khẩn trương bởi BS.CKII Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện và bác sĩ Bùi Đức Thọ - Khoa Cấp cứu đã diễn ra thuận lợi, thành công khai thông động mạch bị tắc.

Ngay sau can thiệp, người bệnh đã tỉnh táo trở lại, sức cơ bên liệt dần phục hồi, không còn tình trạng liệt mặt, nói méo tiếng. Sau 4 ngày, người bệnh được tầm soát các yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch, đột quỵ trước khi ra viện trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh.

Bác sĩ Bùi Đức Thọ, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc cho biết, nắng nóng, nền nhiệt độ tăng cao cùng nhiều cơn mưa lớn đã kéo theo nhiều loại hình bệnh tật như say nắng, say nóng, các bệnh lý truyền nhiễm, hô hấp, tiêu hóa - đây là yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ.

Trong thời tiết này, người dân hay có thói quen sử dụng điều hòa với nhiệt độ thấp đến rất thấp, gây ra sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa các phòng. Mặt khác, việc di chuyển giữa các khu vực có nhiệt độ chênh lệch lớn, cơ thể phải điều chỉnh liên tục để ứng phó với sự thay đổi.

Cụ thể, khi nhiệt độ cao, các mạch máu sẽ giãn ra để tăng cường quá trình tản nhiệt, ngược lại, khi nhiệt độ lạnh đột ngột, mạch máu sẽ co lại, sự co giãn mạch bất thường này kết hợp với các yếu tố nguy cơ hiện hữu như người có bệnh lý nền về tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, rối loạn nhịp tim… làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, tắc mạch gây nên đột quỵ.

Đối với người cao tuổi, người có tiền sử bệnh nền liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…, người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, hoặc trong gia đình có người thân trực hệ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não sớm trước 55 tuổi (đối với nam) và trước 65 tuổi (đối với nữ) cần tầm soát sức khỏe sớm.

Trong 2 tuần nắng nóng vừa qua, bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhân với bệnh triệu chứng đột quỵ tăng cao đáng kể. Bác sĩ khuyến cáo, người dân cảnh giác với các dấu hiệu sớm của tai biến và đột quỵ bao gồm:

- Đau nhức đầu

- Hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng

-  Không thể cử động tay, tê cứng hoặc yếu liệt 1 bên cơ thể

- Sự biến đổi bất thường trên khuôn mặt: liệt cơ mặt, méo miệng, mặt xệ xuống,…

-  Khó nói, nói đớ, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường…

- Thay đổi hành vi như rối loạn tâm thần, mất phương hướng, lên cơn co giật

-  Ngất xỉu, bất tỉnh

Số lượng bệnh nhân với bệnh triệu chứng đột quỵ tăng cao đáng kể trong thời tiết nắng nóng (Ảnh: INTERNET)

Khi thấy bản thân hoặc người xung quanh xuất hiện những biểu hiện trên, mọi người cần ngay lập tức gọi cấp cứu hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Bởi vấn đề thời gian vô cùng quan trọng trong cấp cứu đột quỵ, đặc biệt với thể đột quỵ nhồi máu não, từ lúc khởi phát các triệu chứng cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện trong “thời gian vàng”.

Trong đó, lưu ý thời gian can thiệp càng sớm, khả năng được cứu sống và phục hồi của người bệnh càng cao. Nếu đến muộn và can thiệp chậm trễ, người bệnh có thể phải đối mặt với cuộc sống tàn phế, liệt hoàn toàn nửa người trong suốt quãng đời còn lại hay thậm chí tử vong. 

Xuân Quý

07/11/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy.
18/10/2024
Chiều 17/10, tại Hà Nội, hướng tới kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Học viện Phụ nữ Việt Nam, gặp mặt cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và giảng viên, sinh viên, học viên của Học viện.
17/10/2024
Omega-3 là một loại axit béo thiết yếu không chỉ hỗ trợ chức năng tim mạch mà còn có tác động tích cực đến da và tóc. Dưới đây là 7 thực phẩm giàu omega-3 nên bổ sung vào chế độ ăn uống để có làn da khỏe mạnh, mái tóc bóng mượt.
08/10/2024
Ngày 7/10, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức chúc mừng thành công và xuất viện hai ca ghép tủy đồng loại.
09/09/2024
Cơn bão số 3 Yagi càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại nặng nề. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Thận tiết niệu và lọc máu (Bệnh viện E) cho biết, trong ngày cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, Bệnh viện E đã tiếp nhận tổng cộng 36 ca cấp cứu. Trong đó có 16 ca cấp cứu ngoại khoa (10 trường hợp cấp cứu do người bệnh gặp tai nạn liên quan đến bão số 3); 20 ca cấp cứu nội khoa.
22/08/2024
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, không chỉ riêng ngành y tế. Trong bối cảnh hiện đại, với sự gia tăng của đô thị hóa và toàn cầu hóa, nhiệm vụ này càng trở nên khó khăn và yêu cầu sự phối hợp từ nhiều phía. Trên nền tảng đó, việc ra đời Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng mang một ý nghĩa thiết thực, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc đảm bảo sức khỏe và phát triển văn hóa của cộng đồng.
27/06/2024
Bằng tài năng và sự tâm huyết của mình, Y sĩ, Y học cổ truyền (YS.YHCT) lương y Nguyễn Hữu Linh luôn được biết đến là thầy thuốc tận tâm, hết mình vì bệnh nhân, cứu giúp nhiều người bệnh tưởng khó có thể thoát cảnh sống chung với bệnh dạ dày.
24/06/2024
Đều đặn, mỗi tháng lương y Nguyễn Thành Trung luôn tổ chức đưa các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn mổ mắt miễn phí.
25/05/2024
Đều đặn, mỗi tháng lương y Nguyễn Thành Trung luôn tổ chức đưa các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn mổ mắt miễn phí.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành