CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Bác sĩ khuyến cáo tình trạng suy gan, suy thận nguy hiểm vì ngộ độc nấm

17/03/2025 - 10:13
A A- A+

Thời điểm mùa xuân là thời gian ở miền Bắc, miền Trung mưa ẩm trở lại, các loài nấm mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc. Vì vậy, người dân không hái các nấm mọc hoang dại về ăn nhằm tránh các biến chứng xấu với sức khỏe.

Da vàng như nghệ, buồn nôn, đi ngoài chục lần sau khi ăn nấm lạ

Điển hình, trường hợp bệnh nhân nam (37 tuổi, Tuyên Quang), có thói quen hái các loại nấm về ăn khi đi phát cây rừng. Sau khi ăn loại nấm mọc dưới đất, hình dáng giống chiếc ô, cao khoảng 15-20 cm, chân nấm to bằng ngón tay, màu trắng, người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.

Khai thác thông tin, trước khi vào viện khoảng 9 ngày, bệnh nhân cùng 3 người khác đi phát cây ở trong rừng, thấy nấm nên hái về nấu canh, súp ăn. Sau khoảng 8-9 giờ đồng hồ (8h tối đến khoảng 4-5h sáng hôm sau), bệnh nhân cùng 2 người khác xuất hiện triệu chứng đau bụng, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

714f90b3-5257-4d59-ae70-027cc720aae6-mceu-40087928711742006804839.jpg

Bệnh nhân bị vàng da sau khi ăn loại nấm tự hái trên rừng (Ảnh: BVCC)

Tất cả 3 người này được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị. Trong đó, 2 người có tình trạng bệnh nhẹ hơn đã ổn định và được xuất viện. Riêng 1 bệnh nhân xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt, mệt nhiều nên được chuyển đến Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Tại đây, bệnh nhân tỉnh, nói lẫn lộn, có dấu hiệu của tình trạng tiền hôn mê gan, da và củng mạc mắt vàng, ăn uống kém, xét nghiệm có tình trạng gan bị tổn thương rất nặng, suy gan nặng, suy thận.

Sau khi được điều trị cấp cứu, hồi sức, lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc, bệnh nhân tỉnh trở lại. Hiện, người bệnh vẫn ăn uống kém, chán ăn và trong khoảng 9 ngày đã sút tầm 4-5kg

3129995c-4452-49e9-9e08-49d2c2cc090d-mceu-28894338321742006852916.jpg

Bác sĩ thăm khám và điều trị cho người bệnh (Ảnh: BVCC)

Thêm trường hợp nữ bệnh nhân (57 tuổi, Bắc Kạn), ngày 11.3 có vào rừng hái được một nắm nấm màu trắng, hình dáng giống chiếc ô, dài như ngón tay, đầu nấm hơi tròn mang về nấu canh ăn một mình. Sau khi ăn khoảng 13 giờ đồng hồ, người bệnh xuất hiện tình trạng nôn kèm đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần.

Sau đó, bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương để điều trị. Tại đây, người bệnh được chẩn đoán: Ngộ độc nấm. Chỉ định truyền dịch sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Lúc nhập viện bệnh nhân tỉnh, vẫn có các triệu chứng buồn nôn, đau bụng quanh rốn, đại tiện phân lỏng 8-10 lần. Xét nghiệm cũng cho thấy bệnh nhân bị: Viêm gan rất nặng, suy gan cấp phải điều trị cấp cứu bằng thuốc giải độc và thay huyết tương.

Cẩn trọng trước các loại nấm để tránh ngộ độc

Bác sĩ Nguyễn Tiến Đạt - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, kết quả kiểm tra, xét nghiệm máu của các bệnh nhân cho thấy nhiều chỉ số bất thường, cao vượt ngưỡng, gấp nhiều lần người bình thường. Hiện, các bệnh nhân có tình trạng bị suy gan, suy thận, phải lọc máu hỗ trợ gan và dùng các thuốc giải độc.

Trước đó, ngày 6.3, Trung tâm Chống độc, cũng tiếp nhận cặp vợ chồng ở Thanh Hoá bị ngộ độc do ăn nấm tự hái trên rừng. Tuy nhiên, 2 bệnh nhân này đã không thể qua khỏi do suy đa tạng nặng.

c2709346-a547-4511-89c9-45067da07c00-mceu-94345111331742006883553.jpg

Hình ảnh nấm được bệnh nhân hái về ăn ( Ảnh: BVCC)

TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể nhận dạng bằng mắt thường có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí đến chuyên gia cũng có thể nhầm bởi có hàng nghìn loại nấm, số nấm độc không quá nhiều nhưng rất dễ nhầm lẫn. Đơn cử, một số nấm trông rất đẹp mắt nhưng lại chứa chất độc như amatoxin khiến rất nhiều bệnh nhân tử vong khi ăn phải những loại nấm này.

Trong đó, mỗi một loại nấm độc khi ăn phải có những dấu hiệu riêng. Các loại nấm độc hiện nay xếp làm 2 nhóm, nhóm các nấm gây ngộ độc sớm và nhóm các nấm gây độc muộn.

Với nhóm các nấm gây ngộ độc sớm, các biểu hiện ngộ độc xuất hiện sớm trong vòng 6 giờ sau khi ăn, hình thức các nấm trông ít bắt mắt, ít hấp dẫn, thậm chí trông có màu sắc rực rỡ, gây các triệu chứng nôn, đau bụng, ỉa chảy, thường có các triệu chứng thần kinh, tâm thần, có thể có triệu chứng tim mạch. Tuy nhiên, với nhóm các nấm gây ngộ độc sớm thì miễn là người dân tới cơ sở y tế cấp cứu kịp thời thì hầu hết sẽ không tử vong.

Còn nhóm các nấm gây ngộ độc muộn, các loài nấm này lại màu trắng, sạch sẽ, trông rất ngon, là các nấm độc tán trắng (Amanita verna) hoặc nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa). Biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau ăn quá 6 giờ, với biểu hiện qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn 1 là đau bụng, nôn, tiêu chảy rất nhiều xuất hiện muộn, kéo dài khoảng 1 ngày; giai đoạn 2 là yên lặng với đau bụng, nôn, tiêu chảy đỡ, có thể hết trong 1 ngày; giai đoạn 3 là viêm gan suy gan, suy thận, tổn thương/suy đa cơ quan và tử vong.

Để phòng tránh ngộ độc nấm, Trung tâm Chống độc khuyến cáo, thời điểm mùa xuân là thời gian ở miền Bắc, miền Trung mưa ẩm trở lại, các loài nấm mọc lên. Trong đó có nhiều nấm độc, vì vậy người dân không hái các nấm mọc hoang dại về ăn. Đồng thời, các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức và các cá nhân cần tăng cường tuyên truyền, chia sẻ về các thông tin an toàn trên với người dân để tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

03/04/2025
Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hen suyễn… là 12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
02/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
02/04/2025
Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh. Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 4/3/2023.
02/04/2025
Sau 26 ngày điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam tại nhà, bệnh nhi 14 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiều vùng da bị hoại tử.
02/04/2025
TTND.TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, bệnh nhân P.N.Q.K (25 tuổi) - bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30.3 đã tử vong.
31/03/2025
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh.
31/03/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 32 lô sản phẩm từ Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh do sản xuất mỹ phẩm sai quy định.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành