CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Ca ghép gan từ người cho chết não đầu tiên: Không tin mình sống khỏe 14 năm

03/12/2024 - 09:39
A A- A+

Bệnh nhân được ghép gan từ người cho chết não đầu tiên năm nay đã 59 tuổi. "Tôi không thể tin mình sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, sau lần đã kề cửa tử vì tình trạng suy gan giai đoạn cuối", ông nói.

Mới đây, ông Trần Ngọc Thanh, 59 tuổi, trú tại Điện Biên, người đầu tiên tại Việt Nam được ghép gan từ người hiến chết não đã đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tái khám.

Tại đây, ông đã hội ngộ vị bác sĩ đã thực hiện ca ghép tạng cứu mình khỏi cửa tử cách đây 14 năm, là PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và gặp gỡ TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc đương nhiệm của Bệnh viện.

Ca ghép gan từ người cho chết não đầu tiên: Không tin mình sống khỏe 14 năm - 1

Ông Thanh chia sẻ, bản thân sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, nhưng nhiều khi ông vẫn "không thể tin" đó là sự thật, mà như giấc mơ (Ảnh: My My).

Trước đó, năm 2010, khi được chẩn đoán mắc bệnh gan giai đoạn cuối, ông Thanh rơi vào tình trạng nguy cấp và cơ hội duy nhất để tiếp tục sống là ca ghép gan đầy thách thức.

Ông Thanh nhớ lại, thời điểm nằm viện để chờ ghép gan, bản thân ông nghĩ số mình sắp tận. Người nhà đau khổ, vật vã vì khi đó ông còn quá trẻ nhưng cuộc sống gắn liền với giường bệnh, có thể ra đi bất cứ lúc nào vì suy gan giai đoạn cuối.

"Nếu không được ghép gan, tôi sẽ không còn cơ hội sống. Ngay cả khi được thông báo có nguồn gan hiến, tôi được chọn vì tương thích, vì tình trạng nặng, thì tâm trạng vẫn 50-50 vì không biết sau ghép sẽ như thế nào.

Không ngờ, 14 năm qua, tôi được sống cuộc đời mới, trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh. Dù vẫn phải uống thuốc thải ghép mỗi ngày, nhưng tôi vẫn đi làm thợ xây, rồi nương rẫy, sinh hoạt bình thường", ông Thanh tâm sự.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, người thực hiện ca ghép gan đầu tiên từ người cho chết não cho biết, ca ghép của bệnh nhân Thanh đã mở ra triển vọng lớn đối với tương lai của những bệnh nhân không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Đây là ca ghép gan được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, không có sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài, thời gian thực hiện ghép nhanh chỉ trong 5 giờ 20 phút.

Ca ghép gan từ người cho chết não đầu tiên: Không tin mình sống khỏe 14 năm - 2

Ông Thanh, người đầu tiên tại Việt Nam được ghép gan từ người hiến tạng chết não, vẫn hoàn toàn khỏe mạnh sau 14 năm kể từ ca phẫu thuật (Ảnh: My My).

"Tôi không thể tin rằng mình đã sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, tất cả đều nhờ bác sĩ và những người đã giúp đỡ tôi trong thời khắc sinh tử. Được gặp lại bác sĩ hôm nay, tôi như sống lại giây phút hồi sinh", ông Thanh xúc động chia sẻ.

Ca ghép gan từ người cho chết não đầu tiên: Không tin mình sống khỏe 14 năm - 3

Hàng ngày, ông Thanh vẫn đi làm thợ xây, các sinh hoạt của bản thân như người khỏe mạnh bình thường (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Cuộc sống lao động vất vả, nhưng nhìn vào, không ai biết bệnh nhân từng được ghép gan. Mỗi tháng, bệnh nhân chỉ mất thêm 300 nghìn tiền thuốc ngoài bảo hiểm y tế", PGS Quyết nói.

Ông cũng đánh giá, tay nghề bác sĩ Việt Nam trong ghép tạng là điều không phải bàn cãi. Nhưng cái tuyệt hơn nữa, là khâu tổ chức, thực hiện các cuộc ghép tạng của các bệnh viện ngày càng chuyên nghiệp.

Theo thống kê, 9 tháng đầu năm nay, cả nước có 25 ca chết não hiến tạng (năm 2023 chỉ có 14 ca chết não hiến mô tạng), góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não đạt 87/829 bệnh nhân ghép.

"Các kỹ thuật, tay nghề ghép tạng của bác sĩ Việt Nam không thua kém gì thế giới. Nếu có thêm nhiều nguồn tạng hiến từ người cho chết não, sẽ có thêm nhiều cuộc đời được hồi sinh", PGS Quyết nói.

Theo Dân Trí

12/05/2025
Bổ sung omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có thể làm chậm tuổi sinh học, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
12/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
02/05/2025
Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.
29/04/2025
Quả óc chó được coi là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Nếu tiêu thụ quả óc chó hàng ngày trong thời gian dài, sẽ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và giúp giảm nguy cơ ung thư.
29/04/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
28/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
25/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành