CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Cần có những đột phá để phát triển kinh tế tư nhân

27/03/2025 - 10:14
A A- A+

Theo các chuyên gia kinh tế, muốn phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế để tạo nên đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Chú thích ảnh

Doanh nghiệp tư nhân đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Động lực cho phát triển

Ông Thái Thanh Quý, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chính sách, chiến lược Trung ương cho biết, qua 40 năm đổi mới, quan điểm, chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân đã được nhận diện rõ và đúng đắn, khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế và được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Thực tế, khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành khu vực đông đảo nhất và cũng đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam. Khu vực này có hơn 940.000 doanh nghiệp (DN), chiếm khoảng 98% tổng số DN, đóng góp 30% thu ngân sách, hơn 50% GDP, trên 56% tổng vốn đầu tư và tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động.

Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Masan, Sun Group, Vietjet, Thaco, TH... đã vươn tầm khu vực và thế giới, trở thành những thương hiệu mang lại niềm tự hào cho người dân Việt Nam. Ngoài ra, hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể trải rộng ở tất cả các địa bàn trong cả nước cũng có nhiều đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Tuy nhiên, dù đóng góp ngày càng lớn, kinh tế tư nhân hiện vẫn phải đối mặt với rất nhiều rào cản, kìm hãm sự phát triển, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh.

Chú thích ảnh

Các doanh nghiệp ngành gạo có nhiều đóng góp cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng đã chỉ ra hai nguyên nhân chính khiến khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển được như kỳ vọng. "Trước tiên là do hệ thống bộ máy quản lý của các Bộ và chính quyền địa phương chưa thực sự đổi mới theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc quản lý của các Bộ vẫn nặng về cơ chế xin - cho, can thiệp trực tiếp vào việc quản lý và huy động nguồn vốn của DN. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý cấp tỉnh, nơi đại diện cho Nhà nước nắm giữ nguồn lực quan trọng cho đất nước như đất đai, cũng quản lý theo hình thức xin - cho, thay vì quản lý hiệu quả và sự phát triển của đất nước. Ví dụ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây), cơ quan chủ quản của Tổng cục thống kê, cũng chưa từng công bố cụ thể đóng góp của khu vực tư nhân mà chỉ gộp chung vào khối kinh tế ngoài nhà nước. Điều này khiến việc hoạch định chính sách trở nên thiếu rõ ràng, mơ hồ, làm giảm hiệu quả của các chính sách hỗ trợ từ nhà nước. 

Thứ hai đối với khối kinh tế ngoài nhà nước đa số là DN nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh cá thể nên hiệu quả sản xuất - kinh doanh và khả năng tham gia chuỗi giá trị sản phẩm thấp. Chỉ có một số ít DN vươn lên quy mô toàn quốc và khu vực. Nguyên nhân là do các DN đều bắt nguồn từ quy mô gia đình, phương thức quản trị lạc hậu; khả năng huy động vốn hạn chế; không đủ kiến thức, nguồn nhân lực để nắm bắt, tiếp thu công nghệ mới", TS Nguyễn Đức Kiên nói.

Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho biết hiện nay, những vấn đề bất cập, đang kìm hãm năng lực của DN tư nhân gồm: khó khăn trong các yếu tố đầu vào, trong tiếp cận đất đai, công nghệ, thủ tục hành chính... Nhiều doanh nghiệp than phiền vướng mắc về thủ tục hành chính kéo dài hàng năm khiến họ không thể đầu tư hay phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Phân loại hỗ trợ theo ngành nghề

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, muốn kinh tế tư nhân phát triển, cần đẩy mạnh việc thực thi các chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân với những cơ chế thông thoáng hơn, các chính sách hỗ trợ cần cụ thể hơn để người hưởng lợi là DN tư nhân. Nhà nước có thể đưa ra KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả) cho các Bộ, ngành, cơ quan, chính quyền địa phương và có đo lường, đánh giá hiệu quả thực hiện.

"DN rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho kinh tế tư nhân. Ngoài ra, DN tư nhân cũng mong mốn khi triển khai các chính sách hỗ trợ, cần phân loại rõ ràng theo nhóm, theo ngành nghề; phải có chính sách riêng cho DN đầu ngành, quy mô lớn, tiềm lực mạnh; chính sách cho DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh. Mặt khác, các cơ quan quản lý cần rà soát những chính sách đã ban hành nhưng chưa hiệu quả để điều chỉnh, cải tiến. Trong 1 - 2 năm tới, vai trò dẫn dắt của đầu tư công rất quan trọng, DN hy vọng có thể tiếp cận nguồn đầu tư công một cách minh bạch, công khai và rõ ràng", ông Nguyễn Ngọc Hòa nói.

Chú thích ảnh

Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã có đầu tư khá lớn cho phát triển du lịch tại các tỉnh, thành phía Nam.

Còn theo TS Nguyễn Đức Kiên, muốn xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết về hỗ trợ kinh tế tư nhân, trước tiên cần phải thay đổi cách tổ chức để tạo đột phá cho kinh tế tư nhân. "Muốn có đột phá cần đẩy mạnh cải cách hành chính hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư minh bạch. Điều quan trọng nhất là phải thay đổi nhận thức của xã hội đối với kinh tế tư nhân, trong đó Nhà nước cần có cái nhìn cởi mở hơn và phải có trách nhiệm bảo vệ DN, doanh nhân trước những dư luận không chính đáng. Ngược lại, đối với DN cũng phải tự mình từ bỏ tư duy phi chính thức mà thực hiện quản trị DN hiện đại hơn, cơi mở hơn, dám dấn thân cho sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước" TS Nguyễn Đức Kiên đề nghị. 

Nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng DN cũng như phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, một số doanh nghiệp cũng đã đề xuất những giải pháp tâm huyết. Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn DN tỉnh Bình Dương cho biết, doanh nghiệp cần tập trung vào 3 giải pháp cốt lõi gồm: ứng dụng Chính phủ điện tử một cách tích cực để xóa bỏ xin - cho trong cấp phép, ứng dụng công nghệ để gia tăng tính chính xác của số liệu và tập trung cho giáo dục. Đây là các giải pháp cốt lõi hàng đầu để huy động mọi nguồn lực trong xã hội chung tay phát triển kinh tế tư nhân. 

Trong khi đó, ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn cho rằng, cơ quan quản lý cần có các giải pháp hỗ trợ DN tư nhân, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Cụ thể là hỗ trợ nhóm DN hộ cá thể, DN nhỏ, siêu nhỏ và vừa phát triển từ việc tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư, cung ứng vốn, cải cách hành chính... Nhà nước có thể tổ chức các buổi đối thoại theo từng nhóm, từng ngành nghề khác nhau, qua đó lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn mà DN nhỏ và vừa đang đối mặt, từ đó Nhà nước có sự hỗ trợ cụ thể với nhóm này bằng các văn bản pháp quy hay luật hỗ trợ DN vốn có chứ chưa cần thiết phải ban hành một loạt các quy định mới.

Theo TS Cấn Văn Lực để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển cần có những giải pháp đột phá hơn. Cụ thể, cần thống nhất, nhất quán về tư duy đột phá để thay đổi quan điểm và nhận thức về vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân; phải coi khu vực này là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cần khẩn trương hoàn thiện môi trường kinh doanh như: sớm sửa đổi luật DN nhỏ và vừa; xây dựng khung pháp lý cho môi trường kinh doanh mới như kinh tế xanh, kinh tế số cũng như có cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) cho lĩnh vực tài chính... Nhà nước cũng cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hết sức quan tâm khâu thực thi và cần chuyển từ nền hành chính công vụ sang hành chính phục vụ.

Theo Báo Tin Tức/TTXVN 

31/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
25/03/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình kêu gọi các chuyên gia, doanh nghiệp Đức đồng hành cùng Việt Nam, trở thành những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt tại Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế của Việt Nam.
18/03/2025
Với những khó khăn ngành đồ uống đang gặp phải, nếu áp dụng phương án 2 trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), doanh nghiệp sản xuất bia sẽ bị ảnh hưởng khi áp thuế.
28/02/2025
“Hiện nay chỉ khoảng 30-35% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng với tài sản thế chấp, cũng có một số ngân hàng thực hiện cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai nhưng rất nhỏ giọt”, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - phản ánh.
28/02/2025
Bằng ý chí cũng như nỗ lực của chính mình, hoa hậu doanh nhân Lê Duyên đã xây dựng sự nghiệp riêng dù xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
14/01/2025
Ngày 2.1.2025, Câu lạc bộ Doanh nhân & Nghệ sĩ yêu nghệ thuật và Trung tâm tư vấn du học Đài Loan Cao Phong đã ký kết thỏa thuận phối hợp và hợp tác toàn diện.
14/01/2025
Tập đoàn công nghệ Apple Inc. đang mất thị phần vào tay các đối thủ Trung Quốc trong năm 2024, do sự thiếu vắng các tính năng Apple Intelligence tại thị trường lớn nhất của tập đoàn này bên ngoài nước Mỹ.
14/01/2025
Đổi mới toàn diện quan điểm, chính sách thu hút đầu tư trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế, tiềm năng của tỉnh để tăng hiệu quả đầu tư, tạo sức hút mạnh mẽ vào các khu công nghiệp, nhanh chóng đưa Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
23/12/2024
“Từ góc nhìn của Hoàng Kim, chúng tôi mong muốn tạo ra nhiều trải nghiệm để trẻ em có tuổi thơ ý nghĩa hơn, gia đình thêm phần gắn kết, và xã hội ngày càng phát triển bền vững," đó là lời chia sẻ của Doanh nhân Bùi Hoàng Anh - Chủ tịch HĐQT Hoàng Kim Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phát triển văn hóa du lịch Cộng đồng và Quốc tế, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành