CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Chưa có phương án tăng lương từ 1.7, khó chỉnh chính sách liên quan

29/05/2024 - 15:30
A A- A+

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc tăng lương cho công chức, viên chức và sớm công bố phương án điều chỉnh tiền lương.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng 29.5, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc cải cách tiền lương sắp thực hiện và sớm công bố phương án điều chỉnh tiền lương với khu vực công này.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh. Ảnh: Quốc hội

Theo đại biểu, sớm công bố phương án sẽ giúp các địa phương có cơ sở xây dựng các văn bản sửa đổi những chính sách hiện hành lấy mức lương cơ sở làm căn cứ tính. Đồng thời, có thang bảng lương mới mới hoàn thiện được văn bản hướng dẫn liên quan chế độ, chính sách cho người hưởng lương, đảm bảo thực hiện đồng bộ từ 1/7.

Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) cho biết, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp giữ vai trò nòng cốt, có tính chất đột phá quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, theo đại biểu, vẫn còn nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; chưa chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp...

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng, bất cập nêu trên đang làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Từ đó, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và thị trường lao động.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung. Ảnh: Quốc hội

"Nếu so sánh những người cùng trình độ đào tạo làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc lĩnh vực khác, mức lương, thu nhập của giáo viên dạy nghề thấp hơn rất nhiều", đại biểu chia sẻ.

Theo đại biểu Thu Dung, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trường nghề không thu hút được người có trình độ, tay nghề giỏi. Đồng thời, một số giáo viên dạy nghề bỏ trường, chuyển ra làm cho doanh nghiệp.

Đại biểu đề nghị Quốc hội đồng ý cho xây dựng Luật Nhà giáo và bổ sung dự án luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Luật này cần thể hiện đầy đủ các nội dung nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ mới.

Nữ đại biểu cũng mong Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chỉ thị 21/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chiến lược, quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển đội ngũ và triển khai các bộ công cụ, chỉ số đo lường, đánh giá chất lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ thống kê, dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng", đại biểu kiến nghị.

Đặc biệt, đại biểu Dung cho rằng cần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Theo Báo Dân trí

 

 

10/09/2024
Những ngày qua, bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía Bắc nước ta. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
28/08/2024
Sáng 28.8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, thống nhất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới.
27/08/2024
Sáng 27/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 (lần thứ hai) để thảo luận, cho ý kiến đối với các Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo, Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
27/08/2024
Nêu câu chuyện một kỳ họp Nhật Bản làm 230 luật, một luật chỉ 1-2 trang; còn Trung Quốc mỗi kỳ họp chỉ 3-7 ngày, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặt vấn đề: "Tới đây chúng ta phải đổi mới thế nào?".
26/08/2024
Sau khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 phó thủ tướng, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có tổng cộng 5 phó thủ tướng.
26/08/2024
Ngày 26/8, tại kỳ họp bất thường, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hòa Bình giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
26/08/2024
Ngày 26/8, tại kỳ họp bất thường lần 8, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021 - 2026.
26/08/2024
Chiều ngày 26.8, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV tiến hành phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ TN&MT; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và bế mạc Kỳ họp.
26/08/2024
Ngày 26.8, tại kỳ họp bất thường, Quốc hội đã bầu ông Lê Minh Trí giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. Chiều cùng ngày, ông Lê Minh Trí tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành