CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Đảm bảo sức khỏe trẻ nhỏ như thế nào trước cơn mưa trái mùa?

11/04/2025 - 10:02
A A- A+

Việc tăng độ ẩm không khí là môi trường lý tưởng cho virus cúm, virus RSV, adenovirus và vi khuẩn. Đây là tác nhân gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.

trainghiem2.jpg

Ảnh minh họa

Những cơn mưa trái mùa tại nhiều nơi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, vì vậy BS.CKII Trần Đắc Nguyên Anh – Trưởng khoa Khám theo yêu cầu – Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 gợi ý những bệnh lý trẻ có thể mắc phải như sau:

- Bệnh đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển. Với trẻ có tiền sử mắc hen suyễn có thể trở nặng.

- Cảm lạnh, cảm cúm: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ dễ nhiễm virus gây cảm lạnh, cảm cúm, với các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi.

- Dị ứng và bệnh da liễu: Độ ẩm cao làm gia tăng nguy cơ viêm da, hăm da, rôm sảy và nhiễm nấm da. Ngoài ra trẻ dễ bị kích ứng da, nổi mề đay do dị ứng thời tiết.

- Bệnh tiêu hóa: Mưa trái mùa có thể khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

- Sốt xuất huyết và tay chân miệng: Mưa làm tích tụ nước, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết. Độ ẩm cao cũng làm gia tăng bệnh tay chân miệng do virus lây lan nhanh trong điều kiện ẩm ướt.

Bác sĩ Trần Đắc Nguyên Anh cho biết thêm, việc tăng độ ẩm không khí là môi trường lý tưởng cho virus cúm, virus RSV, adenovirus và vi khuẩn. Đây là tác nhân gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng dễ bị lây nhiễm cúm khi tiếp xúc trong môi trường đông người. Đặc biệt trẻ có cơ địa yếu hoặc bệnh lý nền (hen suyễn, tim bẩm sinh, bệnh lý phổi mạn…) sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, nôn ói, tiêu chảy cần cho trẻ đến cơ sở chuyên khoa nhi để thăm khám, cụ thể:

Các dấu hiệu bệnh đường hô hấp

- Sốt cao liên tục trên 38,5°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt;

- Ho nhiều, thở khò khè, khó thở, tím tái môi hoặc đầu ngón tay, ngón chân;

- Trẻ thở nhanh hơn bình thường, rút lõm lồng ngực (dấu hiệu viêm phổi), không bú được;

Dấu hiệu bệnh tiêu hóa

- Nôn ói nhiều, tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày, phân có máu hoặc chất nhầy;

- Bụng chướng, đau bụng dữ dội, bỏ ăn, không uống được nước;

- Trẻ có dấu hiệu mất nước: khát nước nhiều, môi khô, da nhăn nheo, tiểu ít.

Dấu hiệu sốt xuất huyết

- Sốt cao liên tục trên 2 ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Chấm đỏ trên da, bầm tím bất thường, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

- Đau bụng vùng gan, nôn nhiều, lừ đừ, mệt mỏi.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

- Sốt cao không hạ, quấy khóc liên tục, giật mình, run tay chân.

- Nổi mụn nước nhiều ở lòng bàn tay, chân, miệng, mông kèm loét miệng nặng.

- Lừ đừ, ngủ li bì, co giật hoặc đi loạng choạng.

Dấu hiệu dị ứng, bệnh da liễu nghiêm trọng

- Phát ban, mẩn ngứa lan rộng, sưng phù môi, mắt.

Nhiễm trùng da

- Vết thương sưng đỏ, có mủ, sốt kèm theo.

Lưu ý, phụ huynh không tự điều trị bệnh cho trẻ tại nhà, đặc biệt trẻ dưới 3 tháng tuổi khi sốt cần được đi khám ngay. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên:

- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời trở lạnh

- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng

- Tiêm ngừa cúm đầy đủ cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi

- Hạn chế để trẻ nghịch nước mưa, tránh mặc quần áo ướt lâu

- Hãy mang khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc hạn chế ra đường nếu không cần thiết

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, vệ sinh ăn uống

- Diệt muỗi, lật úp các vật dụng chứa nước để hạn chế sinh sôi lăng quăng

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

11/04/2025
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu trị chấy Aladin, hộp 1 tuýp 30g của Công ty cổ phần Sao Thái Dương sản xuất.
11/04/2025
Ngành y tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như chênh lệch vùng miền trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, hệ thống cung ứng, nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều hạn chế, công tác đấu thầu, mua sắm, áp lực về già hóa dân số, tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi của mô hình bệnh tật…
08/04/2025
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù 5-10 năm.
08/04/2025
Luyện tập thể thao rất hữu ích, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc vận động quá sức hay tập thể dục quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm.
08/04/2025
Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.
03/04/2025
Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hen suyễn… là 12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
02/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành