CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Doanh nghiệp sản xuất bia chịu ảnh hưởng khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

18/03/2025 - 11:04
A A- A+

Với những khó khăn ngành đồ uống đang gặp phải, nếu áp dụng phương án 2 trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), doanh nghiệp sản xuất bia sẽ bị ảnh hưởng khi áp thuế.

 Chú thích ảnh

  Hội thảo Tham vấn hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ngày 18/3, tại Hội thảo Tham vấn hoàn thiện Dự thảo Luật TTĐB do VCCI tổ chức, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Rượu - Bia- Nước giải khát Việt Nam cho biết: "Trong Dự thảo Luật sửa đổi, với các sản phẩm rượu, bia, Dự thảo đề xuất 2 phương án tăng thuế TTĐB cao và tăng liên tục nghiêng về phương án 2 (tăng ngay năm 2026 từ 65% lên 80% và 5% liên tục đến 2030 đến 100%).

Với nước giải khát, Dự thảo bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường hàm lượng trên 5 g/100 ml theo tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất dự kiến áp mức 10%. Việc ban hành chính sách thuế cần cẩn trọng, hỗ trợ doanh nghiệp, không cản trở động lực tăng trưởng kinh tế".

Ông Nguyễn Văn Việt đề xuất, với ngành bia, rượu, cần lùi hiệu lực tới năm 2028 và tăng thuế theo phương án 1 (tăng thuế từ năm 2026, tăng theo từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 90%); với ngành nước giải khát, chưa nên bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Ngành đồ uống có vai trò đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; thúc đẩy dịch vụ, du lịch; giải quyết hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi cung ứng; đóng góp ngân sách trên 60.000 tỷ đồng/năm (thuế TTĐB trên 40.000 tỷ đồng)…

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhất là sau dịch COVID-19, ngành đồ uống đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn sau dịch COVID-19 và bão số 3 năm 2024, thực hiện Nghị định 100/CP, Nghị định 168/CP đã khiến người dân thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu thụ; người dân có xu hướng tiết kiệm, sử dụng các sản phẩm giá thấp; đặc biệt giá nguyên liệu tăng cao, việc truyền thông giảm tác hại rượu bia… đã ảnh hưởng đến ngành đồ uống hiện nay.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Công thương (Bộ Công Thương), Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam, nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổng cục thống kê (GSO), với ngành bia, các phương án về tăng thuế TTĐB trong Dự thảo Luật đều ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị tăng thêm của ngành bia. Cụ thể, qua nghiên cứu đánh giá cho thấy, nếu áp dụng phương án 2, mức giảm sẽ gấp 1,32 lần mức giảm của phương án 1. Qua đây cho thấy, nếu áp dụng phương án 2 sẽ gây khó khăn nặng nề tới sự tồn tại và phát triển của ngành. So với kịch bản tăng trưởng bình thường khi chưa tăng thuế, áp thuế theo phương án 2 làm giảm giá trị GDP của ngành bia ở mức lớn nhất, gấp 2,26 lần so với mức tác động của phương án 1.

Bên cạnh đó, người lao động cũng chịu ảnh hưởng đáng kể khi tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng bia. Các phương án đưa ra đều làm giảm thu nhập của người lao động trong nền kinh tế. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát đã đề xuất phương án 3 là lùi thời hạn tăng thuế tới năm 2027; đồng thời, tăng thuế ở mức 5%/2 năm và duy trì ở mức 80% vào năm 2031. Phương án này được cho là phù hợp vì những khó khăn trong giai đoạn hiện nay của các doanh nghiệp ngành bia khiến sức chống chịu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp suy giảm. 

Kết quả đo lường tác động kinh tế của các phương án tăng thuế cho thấy, phương án 3 đạt được sự hài hòa hơn về các mục tiêu, giảm nhẹ tác động tiêu cực tới nền kinh tế so với các phương án còn lại; đảm bảo mức độ ổn định tương đối về chính sách để doanh nghiệp thích ứng và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; hạn chế được những rủi ro ảnh hưởng tới cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động và các vấn đề an sinh xã hội…

Theo Báo Tin tức/TTXVN

17/04/2025
Còn khoảng 2 tuần nữa đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, với thời gian nghỉ kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển của người dân dự báo sẽ tăng mạnh trên tuyến đường sắt. Để đáp ứng nhu cầu, ngành Đường sắt tiếp tục tăng cường đầu máy, toa xe, vé tàu, bố trí nhân lực phục vụ tại các nhà ga.
15/04/2025
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề “Tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng”.
11/04/2025
Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
08/04/2025
Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
03/04/2025
"Sau khi nghe tin Mỹ áp thuế 46% đối với mặt hàng của Việt Nam, tôi chết điếng người. Tôi khẩn trương yêu cầu các đơn vị bàn đối sách ứng phó" - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nói về mức thuế quan 46% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra với Việt Nam.
31/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
27/03/2025
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế để tạo nên đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.
25/03/2025
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình kêu gọi các chuyên gia, doanh nghiệp Đức đồng hành cùng Việt Nam, trở thành những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt tại Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế của Việt Nam.
28/02/2025
“Hiện nay chỉ khoảng 30-35% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng với tài sản thế chấp, cũng có một số ngân hàng thực hiện cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai nhưng rất nhỏ giọt”, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - phản ánh.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành