CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Đối tượng nào cần lưu ý khi tiêm vaccine cúm ?

17/02/2025 - 14:30
A A- A+

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp,… dẫn đến viêm phổi, suy đa tạng dẫn tới tử vong. Vì vậy, tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sĩ Bùi Thị Bích Ngọc – Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện nay tại Việt Nam có nhiều loại vaccine cúm được sử dụng, chủ yếu bao gồm vaccine cúm tam giá và vaccine cúm tứ giá. Trong đó, vaccine tam giá Ivacflu-S phòng được 3 chủng: 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B. Các vaccine tứ giá (Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra, GC Flu Quadrivalent) phòng được 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B.

Để chích vaccine cúm có hiệu quả, thì sau khi chích vaccine cơ thể cần thời gian để sản sinh kháng thể chống lại virus cúm. Thông thường, vaccine cúm bắt đầu có hiệu quả sau 2-3 tuần kể từ khi tiêm. Với thời gian bảo vệ của vaccine có thể kéo dài từ 6-12 tháng. Tuy nhiên, do virus cúm liên tục biến đổi, nên việc tiêm nhắc hàng năm là cần thiết để duy trì khả năng bảo vệ tốt.

flu-shot-1-custom-bba61b7baacformat-jpegjpegquality-75.jpg

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, mọi người sau chích vaccine vẫn có thể mắc cúm mùa. Các nguyên nhân có thể như: Thời gian để vaccine phát huy hiệu quả sau chích ngừa chưa đủ; mắc phải chủng cúm không có trong vaccine; cơ thể không tạo ra kháng thể sau chích ngừa; không chích nhắc lại hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn những người bị mắc cúm sau khi tiêm vaccine sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và giảm tỷ lệ các biến chứng của bệnh so với người chưa tiêm chủng.

Vì vậy, bác sĩ Bùi Thị Bích Ngọc lưu ý, tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đều nên chích ngừa cúm. Đặc biệt, người có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nặng khi mắc cúm được khuyến cáo chủng ngừa theo lịch bao gồm:

- Người > 65 tuổi

- Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai

- Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi

- Người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, bệnh phổi, thận, ung thư, suy giảm miễn dịch…

- Người tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm

Bác sĩ khuyến cáo cúm có nhiều chủng và các chủng cũng có sự biến đổi liên lục, nên các chủng cúm trong vaccine cũng được Tổ chức Y tế thế giới quy định hàng năm để phù hợp với tình hình các chủng cúm đang lưu hành. Vì vậy, mọi người kể cả đã mắc bệnh vẫn nên chích ngừa cúm.

Đối với trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa được chủng ngừa trước đó, cần tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần, sau đó chích nhắc lại hàng năm. Với trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn, cần tiêm 1 mũi và chích nhắc lại hàng năm.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

03/04/2025
Từ ngày 15/4 - 15/5, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ lập 5 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
03/04/2025
Thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hen suyễn… là 12 loại thuốc không nên dùng chung với cà phê.
03/04/2025
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) thông tin, tiếp nhận và điều trị thành công nữ bệnh nhi bị viêm não tự miễn - một căn bệnh hiếm gặp nguy hiểm.
02/04/2025
Ngày 1/4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
02/04/2025
Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh. Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 4/3/2023.
02/04/2025
Sau 26 ngày điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam tại nhà, bệnh nhi 14 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiều vùng da bị hoại tử.
02/04/2025
TTND.TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, bệnh nhân P.N.Q.K (25 tuổi) - bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30.3 đã tử vong.
31/03/2025
Viêm cân gan bàn chân là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh.
31/03/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 32 lô sản phẩm từ Công ty TNHH thương mại dịch vụ mỹ phẩm Yody Phương Anh do sản xuất mỹ phẩm sai quy định.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành