CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

GS.TS lương y Ngô Đức Vượng: Lan tỏa năng lượng tích cực giúp cộng đồng chăm sóc sức khỏe

19/04/2024 - 16:19
A A- A+

Vốn là người bị ung thư đại tràng có vóc dáng nhỏ bé, nhiều bệnh tật, GS.TS lương y Ngô Đức Vượng - Giám đốc Trung tâm Tuệ Minh Khoa đã tự khám phá thế giới thực dưỡng để cứu mình, sau đó “cứu” rất nhiều người nhờ khối lượng kiến thức uyên thâm về thực dưỡng và y tế.

Vốn là người bị ung thư đại tràng có vóc dáng nhỏ bé, nhiều bệnh tật, GS.TS lương y Ngô Đức Vượng - Giám đốc Trung tâm Tuệ Minh Khoa đã tự khám phá thế giới thực dưỡng để cứu mình, sau đó “cứu” rất nhiều người nhờ khối lượng kiến thức uyên thâm về thực dưỡng và y tế.  

Khám phá và đi đến cùng thế giới thực dưỡng

Giáo sư, Tiến sỹ lương y Ngô Đức Vượng tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1964, chuyên ngành Sinh học, sau đó được giữ lại làm cán bộ giảng dạy của trường. Năm 1968, ông được cử đi nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc. Hoàn thành luận án, ông trở về tiếp tục làm giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1977, ông chuyển vào phụ trách Khoa Sinh trường Đại học Đà Lạt và cống hiến hết mình cho đến khi nghỉ hưu năm 1992.

Theo lời ông kể, ông sinh ra và lớn lên tại vùng núi hẻo lánh ở tỉnh Yên Bái. Những ngày tháng đói ăn, thiếu mặc, chịu cái rét thấu xương của rừng thiêng nước độc… đi học một mình cách trường 4, 5 cây số đường rừng vẫn không ngăn cản được bước chân đến trường của cậu bé ham học. Từ nhỏ ông là một cậu bé gầy gò, ốm yếu, đến khi trưởng thành, ông vẫn mang trong mình đủ thứ bệnh.

Năm 48 tuổi, ông được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng. Ung thư thời nào cũng là “án tử” với mọi người. Các bác sỹ khuyên ông mổ gấp, bởi vì “chậm một ngày, thậm chí một giờ sẽ hối hận không kịp”! Nhưng ông quyết định chọn phương pháp nhịn ăn để tự cứu mình!

Người thân, bạn bè, ai cũng nghĩ là ông bị bệnh nặng quá nên mất trí. Nhưng ông giải thích cho mọi người về cách chữa của riêng mình, (tuy chẳng ai tin) rồi kiên quyết thực hiện bằng được! Không ngờ chỉ sau hai tuần bệnh ung thư đã hết! Bạn bè, người thân, chẳng ai tin kết quả đó, nhưng rõ ràng ông ngày càng khỏe mạnh, hồng hào lên trông thấy. Sau 4 tháng thực hành nghiêm túc việc ăn theo thực dưỡng, một số căn bệnh khác vốn đeo bám ông hơn 40 năm cũng không cánh mà bay! Nhịn ăn và thực dưỡng đã trở thành cứu cánh cuộc đời ông trong lúc cuộc sống tưởng chừng như ngàn cân treo sợi tóc.

Cho đến nay, gần 40 năm sau sự cố đối diện với “án tử” ung thư, ông không phải đến bệnh viện và uống một viên thuốc tây nào. Sau đó ông đã tìm mọi cơ hội, có thể được để chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình bằng cách kể chuyện, đi thuyết trình, trực tiếp chữa bệnh giúp mọi người… và trở thành một lương y thực thụ tự lúc nào chính ông cũng không biết nữa! Rồi ông đi sâu tìm hiểu những tinh hoa của Y học phương Đông và thực dưỡng theo nguyên lý âm dương, dựa trên trải nghiệm của chính mình… nên đã giúp nhiều người bệnh tìm lại sự cân bằng, phục hồi sức khỏe một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và bền vững.

Theo ông, con người là một hệ thống hở, có 3 cầu nối với vũ trụ là không khí, nước, thức ăn. Nhưng cả ba khâu thở, uống, đặc biệt là ăn của loài gười đều sai. Ba cầu nối ấy cần phải tu sửa lại, thuận theo truyền thống và kiến thức đúng đắn, để “Sức khỏe, tuổi thọ, trí thông minh và cuộc sống hạnh phúc… tòng khẩu nhập”!

Nhà triết lý về bệnh tật

Sau khi chữa bệnh thành công cho bản thân và nhiều người, ông đã rút ra những nhận xét rất độc đáo: Bệnh là chiến lược tuyệt vời của cơ thể để bảo vệ sự sống của ta. Mầm bệnh chẳng phải là kẻ thù mà là người bạn, người hàng xóm, người thầy, người giám sát, sứ giả của Thượng Đế đến đề ân cần/nghiêm khắc nhắc nhở ta cần phải sống, ăn uống đúng, phù hợp với cấu tạo, sinh lí cơ thể…. Bệnh còn là “áp kế” để đo cách ứng xử của ta với thiên nhiên, vũ trụ và muôn loài! Nếu không có “áp kế” đó, con người sẽ chẳng có gì để học và cũng chẳng học được gì ở cuộc đời trần thế này! Vì thế không nên chống lại, thậm chí phải biết ơn mầm bênh đã ân cần nhắc nhở ta sửa mình để không bị bệnh!

Ngay cả với bệnh ung thư, căn bệnh hiểm nghèo, nỗi ám ảnh, đe dọa cuộc sống của mọi người, thì ông với tư cách là nhà khoa học, từng bị và chiến thắng ung thư, đã tuyên bố: Ung thư chẳng phải là một bản án tử hình, mà là một cái mốc đánh dấu bước ngoặt, một cơ hội tuyệt vời. Bởi vì chính bệnh ung thư sẽ cứu loài người thoát khỏi tối tăm, mê mờ trong phong cách sống, ăn uống; Kìm hãm sự bành trướng nguy hại của nền văn minh vật chất có vẻ bề ngoài hào nhoáng; Cảnh báo nghiêm khắc để loài người mau chóng thoát khỏi sự bế tắc của y khoa đối chứng trị liệu hiện nay. Khi bệnh ung thư chẳng thể đánh gục được ta, nó phải cúi xuống đầu hàng để nâng phẩm chất cuộc sống của ta lên tầm cao hơn hẳn!

Vậy thì, ung thư là kẻ thù hay là ân nhân của chúng ta? Loài người nên nguyền rủa, lên án hay phải cảm ơn căn bệnh này?

Trong thâm tâm, ông thực lòng biết ơn bệnh ung thư: Vì sau khi chiến thắng căn bệnh này ông mới hiểu và vững tin nên đã giúp cho không ít người khỏi bệnh ung thư!

Từ trải nghiệm bản thân, ông đã viết nhiều cuốn sách về: “Năng lượng sinh học”, “Tôn giáo với đời sống”, “Con đường tìm đến hạnh phúc và tình yêu”, “Lắng nghe sự sống”, “Hiểu biết chính mình”… đặc biết cuốn “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” đã tái bản đến lần thứ 26!

Vì những kiến thức uyên thâm viết trong các tác phẩm của mình, ông đã được nhiều người trân trọng tôn vinh là nhà triết học về bệnh tật! 

GS.TS Ngô Đức Vượng chia sẻ, cả cuộc đời ông, mãi cho đến gần 50 tuổi, mơ ước duy nhất chỉ là được ăn no! Vì sinh ra trong bệnh tật, lớn lên giữa cuộc sống khốn khó. Nhưng sau khi đã chạm ngưỡng ăn no, ông hiểu rằng ăn uống phải cân bằng âm dương, mới giúp con người khỏe, trẻ, đẹp, vui vẻ, thông minh và trường thọ!

Những bí quyết ăn uống thực dưỡng quý báu được ông chia sẻ cởi mở, sâu sắc... Dù nghỉ hưu đã lâu nhưng GS.TS Ngô Đức Vượng vẫn miệt mài nghiên cứu khoa học, bút lực dồi dào, với mong muốn kiến thức đến tận tay nhiều người, giúp họ chăm sóc sức khỏe thật tốt. Ông cũng kiên trì ứng dụng thành tựu của Đông y học cổ truyền, cảm xạ, thực dưỡng trong chữa bệnh. Với mong muốn trang bị kiến thức đúng đằn cho cộng đồng, ông đã mở nhiều khóa học thanh lọc thân tâm trí, ngày càng thu hút rất nhiều học viên.

Ở tuổi ngoài 80, GS.TS Ngô Đức Vượng vẫn khỏe mạnh, vô cùng minh mẫn, vẫn thường xuyên đi giảng dạy nghiên cứu và viết sách với tâm niệm: Người ta chữa bệnh; còn tôi mong giúp cộng đồng “chữa người bệnh”! Người bệnh đã đươc chữa thì bệnh sẽ chẳng có đường để xâm nhập vào cơ thể ta! Hiện kênh Youtube của ông đã thu hút hơn một triệu lượt người theo dõi, mỗi buổi thuyết giảng livetream của ông thường thu hút hơn 800 người chăm chú lắng nghe, trong đó rất nhiều người ở nước ngoài.

Xây dựng nền y khoa giáo dục

Gần 40 năm qua, GS.TS Ngô Đức Vượng đã không mệt mỏi đặt chân đến nhiều nơi, giúp đỡ nhiều số phận ít may mắn. Ông tích cực khám chữa bệnh cho mọi người suốt từ năm 1990 đến nay. Ngoài ra, ông còn thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện như: tìm mạch nước ngầm phục vụ sinh hoạt hoạt và sản xuất cho đồng bào Tây Nguyên; Lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm tìm hài cốt liệt sĩ ở trong nước và cả ở Lào, Căm bốt; Thuyết trình phổ biến trong cộng đồng về thực dưỡng theo nguyên lý âm dương, xây dựng nền văn hóa sức khỏe, Xây dựng dự án thành lập trường Dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Trong bộn bề công việc, với GS.TS Ngô Đức Vượng, điều ông tâm đắc hơn cả khát khao là xây dựng nền y khoa giáo dục (giảng và dạy cho mọi người để trở thành bác sĩ của chính mình). Với ông, trụ cột của nền Văn hóa sức khỏe là Y khoa giáo dục, lấy sức khỏe của người dân làm nội dung chính của mọi hoạt đông, làm mục tiêu phấn đấu của mình.

“Tôi thấy nền y học hiện đại đang lúng túng nhiều quá, nên muốn tìm và đi đến tận cùng nguyên nhân của bệnh. Tôi khao khát xây dựng nền y khoa giáo dục, nhằm trang bị cho công đồng về khả năng tuyệt vời của cơ thể, cách khai thác, phát huy những tiềm năng vô cùng qúy giá mà Thượng đế đã hào phóng ban tặng cho loài người”!

Theo GS.TS Ngô Đức Vượng, trọng tâm của nền văn hóa sức khỏe là y khoa giáo dục. Trụ cột của Y khoa giáo dục là giải pháp 5T: Tinh thần, Thực phẩm, Tập luyện, Thuốc và Tâm linh. Giáo sư đã có hàng loạt các bài giảng để giúp mọi người học, hiểu và thực hành theo 5T, tự điều chỉnh, nâng cao sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

Ngày 7/8/2023 vừa qua, tại Hà Nội, Viện Khoa học, công nghệ sức khỏe, sắc đẹp đã trao Quyết định bổ nhiệm GS.TS Ngô Đức Vượng làm Giám đốc Trung tâm Tuệ Minh Khoa trực thuộc Viện. Tại buổi lễ bổ nhiệm, ông cảm kích, bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Viện và ban lãnh đạo: “Bản thân tôi từ khi nhận thấy vấn đề sức khoẻ là vô cùng quan trọng đã từ bỏ giảng dạy ở trường đại học, để tìm con đường chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Sau một thời gian dài trăn trở, tìm tòi… bước vào tuổi 80, tôi mới thực sự “khởi nghiệp”. Nhưng tôi luôn trăn trở vì mình như con chim một cánh, không thể bay lên được. Với việc sáp nhập vào Viện Khoa học, công nghệ sức khỏe, sắc đẹp Việt, Trung tâm Dưỡng sinh Tuệ Minh Khoa như được chắp thêm chiếc cánh thứ hai, nên chắc chắn mục tiêu xây dựng nền y khoa giáo dục sẽ sớm hoàn thiện, góp phần tích cực vào sự nghiệp nâng cao sức khỏe cộng đồng”.

GSTS lương y Ngô Đức Vượng trong ngày nhận Quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Tuệ Minh Khoa

Ông thường tâm sự: “Xây dựng nền Y khoa giáo duc là mục tiêu cao đẹp nhất của cuộc đời tôi! Tôi sẽ cống hiến hết phần đời còn lại cho mục tiêu này! Nhưng chắc chắn tôi sẽ không được hưởng thành quả của nền Y khoa giáo duc. Xin hiến dâng cộng đồng và nhờ các bạn, các thế hệ học trò đưa sự nghiệp Y khoa giáo dục đến đích cuối cùng”!

Các sách đã xuất bản của GS.TS Ngô Đức Vượng:

1.Con người và năng lượng sinh học (2 tập - 1997)

2.Con đường tìm đến hạnh phúc và tình yêu (2011)

3.Con người với vũ trụ và tạo hóa (2012)

4.Hiểu biết chính mình (tái bản lần 2 năm 2019)

5.Thế nào là văn hóa sức khỏe (tái bản lần 3 năm 2023)

6.Bệnh ung thư và những điều cần làm sáng tỏ (chuẩn bị tái bản lần 2)

7.Lắng nghe sự sống (3 tập - tái bản lần 2 năm 2018)

8.Tự do và gông cùm (2019)

9. Minh triết trong ăn uống của Phương Đông (tái bản lần thứ 26 năm 2023)

10.Tìm hiểu về tâm để hoàn thiện chính mình (tái bản lần 2 năm 2020)

11.Trên con đường không lối (tái bản lần 2 năm 2020)

12.Tiến tới nền giáo dục nhân văn (2023)

Đức Hồng

 

21/08/2024
“Chữa bệnh cứu người là cao cả, hạnh phúc nhất”, đây là chia sẻ của lương y Nguyễn Hùng Hải (Hải Nem) - người đã mang đến sức khỏe, niềm tin yêu cuộc sống cho biết bao tấm thân ốm đau, bệnh tật.
15/07/2024
Ngày 6.7 vừa qua, trong không khí ấm áp, thân tình, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao phối hợp cùng gia đình ông Nguyễn Thành Trung và bà Võ Như Thảo đã tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 200 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị trấn.
27/05/2024
Luôn tìm tòi, nghiên cứu các bài thuốc về y học cổ truyền, lương y Nguyễn Thị Liễu - Phòng chẩn trị Y học cổ truyền (Địa chỉ tại số nhà 347, phố Môi, đường An Dương Vương, P. Quảng Tâm, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã chữa khỏi cho không ít người bị các loại bệnh về xương khớp, đại tràng.
20/05/2024
Thừa hưởng phương thuốc bí truyền của tổ tiên để lại, YS.YHCT lương y Hoàng Văn Toàn - Phòng chẩn trị YHCT Hoàng Minh Đường (Địa chỉ tại Phố 1 Lâm Xa, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) đã chữa khỏi cho không ít người bị các loại bệnh về xương khớp.
14/05/2024
Ngày 12.5.2024, tại Lễ ra mắt Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Lương y Nguyễn Hữu Linh, Trưởng Phòng khám Đông y gia truyền Nguyễn Hữu Linh chính thức được bổ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học về chăm sóc sức khỏe cộng đồng Khu vực phía Nam.
03/05/2024
“Ẩn sâu trong trái tim chúng ta đều có một tình thương với mọi người, thì việc “lá lành đùm lá rách” là điều nên làm. Khi nhìn thấy những người có hoàn cảnh khó khăn, bản thân tôi cũng không chịu được và sẽ luôn tìm cách giúp đỡ họ”, đó là chia sẻ của GS.TS danh dự, lương y Nguyễn Thành Trung – vị lương y tâm tài đức đáng quý.
02/05/2024
“Nghề thầy thuốc là một nghề cao quý, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Cho nên, người thầy thuốc không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải có tâm, có đức”, đó là lời chia sẻ của GS.TS danh dự, lương y Nguyễn Văn Tùy – người đã cứu giúp, hỗ trợ cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, đặc biệt với bệnh ung thư.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành