Hội thảo được thực hiện theo hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị Văn Phòng Chính Phủ - 37 Hùng Vương, Hà Nội.
Về phía đại biểu khách mời có: Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khoá 15; Ông Phan Xuân Dũng – Nguyên Uỷ Viên TW Đảng , Chủ Tịch Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam , Đại Biểu Quốc Hội khoá XV; TS. Nguyễn Ngô Quang – Cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế; TS. Bùi Thế Đức - Phó chủ tịch Hội đồng phê bình Văn học Trung ương, Nguyên Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương; Ông Phạm Văn Sáu – Phó Vụ trưởng Ủy Ban kiểm tra TW Đảng; Bà Phạm Thanh Huyền – Phó Vụ Trưởng Vụ tổ chức Cán Bộ Văn Phòng Chủ tịch Nước; Ông Vương Duy Biên – Nguyên Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch; Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Viện Trưởng Viện Chính Sách Ban Tôn Giáo Chính Phủ; Bà Vũ Thị Hà – UVBCH, Trưởng ban công tác Hội Nhà báo Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Đình Được - Viện trưởng Viện khoa học Nghiên cứu Nhân tài nhân lực; Bà Nguyễn Thị Hoa – Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Văn hóa và phát triển; PGS. TS Phạm Văn Trịnh - Nguyên trưởng khoa y học cổ truyền đại học y Hà Nội; Ông Đỗ Thế Hùng – PCT Hội Đông y tỉnh Phú Thọ; Cô Đặng Thị Ngọc Bích – Hiệu Trưởng Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh.
Về phía Ban tổ chức có: PGS.TS TTND Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức; PGS.TS Nguyễn Duy Thuần - Chuyên viên cao cấp Bộ y tế - Phó Viện trưởng thường trực Viện nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam – Đồng trưởng Ban tổ chức; Nhà báo Lê Thị Tuyết Hà – Trưởng ban Văn hóa xã hội Tạp chí Ngày Nay, Chủ tịch HĐQL Viện; Bà Trần Thị Hằng Nga – Viện trưởng; Nhà báo Lại Đức Hồng - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển, Phó Viện trưởng; Bà Chữ Thị Thu Hoài - Phó Viện trưởng kiêm Chánh Văn phòng Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; TS Y hoc cổ truyền Trần Văn Nguyên - Chánh văn phòng Hội đông y Việt Nam,Thư ký hội nghị; PGS.TS Nguyễn Minh Vỹ - Giám đốc Trung Tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam.
Về phía Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có: TTND.GS.TS.Viện sĩ, BSCKII Nguyễn Hồng Siêm – PCT Hội Nam Y Việt Nam, Chủ tịch HĐKH Viện Phát triển Văn hoá và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; TS Trần Quang Việt – PTC HĐKH , Phó Viện Trưởng Viện phát triển Văn hoá và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; TS DD Lương y Đào Quang Lam – CT Hội Đồng Khoa Học về sức khoẻ cộng đồng khu vực Tây Nam Bộ; TS DD Lê Hoàng Thăng – PCT Hội Đồng Khoa Học về sức khoẻ cộng đồng khu vực phía Nam; Thầy Thích Đàm Ngoan - PCT HĐKH Viện Phát triển văn hoá và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; GS.TS DD Lương y Võ Sư Nguyễn Đông Đức – Phó Viện Trưởng Viện Quân Dân Y, Thành Viên Viện Phát triển Văn Hoá và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; Lương y Phạm Văn Nhường – PCT HĐKH Viện Phát triển văn hoá và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng khu vực phía Nam; Lương y Nguyễn Trung Hái – PCT HĐKH Viện Phát triển Văn hoá và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; Ông Nguyễn Văn Thức – CT HĐKH về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng khu vực phía Bắc; GS.TS danh dự Nguyễn Thành Trung – PCT HĐKH Viện Phát triển Văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, TTND, PGS. TS Đậu Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Trưởng ban tổ chức cho biết, y học cổ truyền Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Bắt nguồn từ các bài thuốc dân gian, thông qua thực tiễn nhiều thế hệ, các kinh nghiệm đã được đúc kết thành lý luận phong phú. Những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp y học Phương Ðông với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo nên nền Y học cổ truyền Việt Nam.
Cách đây 68 năm (ngày 27.2.1955) Bác Hồ kính yêu của chúng ta viết thư gửi Hội nghị cán bộ y tế Toàn quốc, trong đó Người căn dặn: “Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y học thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, dân tộc, đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”.
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị, Quyết định khẳng định tầm quan trọng trong công tác kế thừa, nghiên cứu và phát triển nền YHCT. Trong đó, Chỉ thị số 24 ngày 4.7.2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y; kết hợp đông y với tây y trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; xây dựng nền y dược học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng, ngang tầm khu vực và thế giới; từng bước quảng bá nền đông y Việt Nam ra nước ngoài”.
Ngày 25.12.2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1893 về việc ban hành “Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030”. Trong đó, quan điểm chỉ đạo “Y dược cổ truyền Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Phát triển nền y dược cổ truyền là góp phần bảo tồn bản sắc, phát huy và phát triển một bộ phận văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam. Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh...”.
Hiện nay, trong cả nước có hàng chục ngàn thầy thuốc Đông y đang hành nghề khám chữa bệnh phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cùng với hàng trăm ngàn bài thuốc đông y gia truyền và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc độc đáo, hiệu quả; tạo nên vốn YHCT phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát triển YHCT, kết hợp với y học hiện đại vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại: Nhiều bài thuốc hay, nhiều kinh nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp YHCT của các bậc danh y, lương y nổi tiếng đang dần bị mai một; một số dược liệu quý cũng dần trở nên khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của các bài thuốc đông y và phương pháp chữa bệnh bằng YHCT là việc làm hết sức cần thiết.
Với ý tinh thần trên, Trung ương Hội Đông y Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam; Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Viện khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực, Trung Tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức chương trình “ Hội thảo Khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền Trong chương trình có trao chứng nhận Bài thuốc quý – Di sản gia truyền; Chứng nhận sáng chế bài thuốc quý và phương pháp chữa bệnh gia truyền nhằm tôn vinh những lương y tiêu biểu và bài thuốc tiêu biểu.
Tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực y học cổ truyền đã cùng chia sẻ nhiều tham luận, đề tài cập nhật mới trong lĩnh vực khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền. Các tác giả đã nghiên cứu, ứng dụng và thực tiễn đề tài của mình đạt được những hiệu quả cao. Đây là cơ hội để chúng ta học tập trao đổi kiến thức và mở ra hướng nghiên cứu mới, đưa y học cổ truyền Việt Nam phát triền bền vững hội nhập với y học hiện đại.
Trong đó, TTND.GS.TS, Viện sĩ BSCKII Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch HĐKH về chăm sóc sức khỏe Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng có tham luận bài thuốc Tiêu giao đan chi lục vị trị hội chứng tiền mãn hậu mãn kinh. Ông đã công tác trong ngành y tế hơn 40 năm, kể từ năm 1975 đến nay. Đồng thời, ông là chủ nhiệm của một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 3 đề tài cấp thành phố đã được nghiệm thu đạt xuất sắc; biên soạn, biên tập xuất bản hàng chục cuốn sách, trong đó có 9 đầu sách chuyên môn có giá trị phố biến cho đồng nghiệp. Với những cống hiến ấy, TTND.GS.TS, Viện sĩ BSCKII Nguyễn Hồng Siêmvinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và tự hào khi là 1 trong 10 gương mặt được vinh danh công dân ưu tú Thủ đô năm 2017.
Tham luận bài thuốc Dạ dày đại tràng và tiêu hoá khác của GS.TS Danh dự Lê Hoàng Thăng - Phó Chủ tịch HĐKH về chăm sóc sức khỏe cộng đồng Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với hơn 40 năm trong nghề, ông đã chữa cho bao bệnh nhân, nỗ lực hết mình trong vai trò là thầy thuốc Đông y, thầy thuốc Lê Hoàng Thăng chẳng nề hà bất cứ chứng bệnh nào. Tiếng lành đồn xa, người dân quanh vùng cũng như khắp từ Nam ra Bắc, ai cũng tin tưởng nhờ cậy ông bốc thuốc chữa trị. Đặc biệt, thầy Lê Hoàng Thăng có 6 đề tài nghiên cứu chứa rất nhiều tâm huyết đã được đăng ký bản quyền tác giả. Đây là "gia tài" quý báu mà không phải lương y nào cũng có thể sở hữu. 6 đề tài của lương y Thăng giúp ông khẳng định tài năng, kinh nghiệm lâu năm trong nghề, cũng là một cách ông truyền lại cho thế hệ sau những tinh hoa của đông y Việt. 6 đề tài xoay quanh việc nghiên cứu, khám chữa các bệnh như bướu cổ, phong hàn, các loại bệnh liên quan đến gan, bệnh hiếm muộn, thần kinh tọa, nội nhiệt, nội hàn…
Tham luận về bài thuốc chữa xương khớp Thầy thuốc tiêu biểu, lương y Đặng Thị Kim Hải ( tức Ni sư thích nữ Từ Tâm). Phòng Chẩn trị YHCT chùa Phước An có 162 nhân lực, do Lương y: Đặng Thị Kim Hải, làm Chủ nhiệm Phòng Chẩn trị là chỉ tin cậy của đông đảo người bệnh nghèo trong và ngoài thành phố Cần Thơ. Nơi đây hàng ngày đều khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người bệnh.Nguồn dược liệu của Phòng Chẩn trị YHCT chùa Phước An sử dụng 100% thuốc Nam, nguồn dược liệu được khai thác tại địa phương và thu mua tại các tỉnh lân cận. Lương y đã áp dụng rất hiệu quả phương pháp chữa bệnh bằng YHCT cho người bệnh các bệnh như: các bệnh về gan, mật, xương khớp… Lương y Đặng Thị Kim Hải được rất nhiều Bằng khen giấy khen của các cấp ngành y trao tặng
TS. Danh dự, lương y Đào Quang Lam - Chủ tịch HĐKH về chăm sóc sức khỏe, Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng chia sẻ nhiều bài thuốc gia truyền hay đã được ứng dụng vào chữa bệnh đạt hiệu quả cao trong đề tài nghiên cứu 5 bài thuốc: Bài thuốc thứ nhất Phúc thống hoàn, Bài thuốc thứ 2 yêu thống hoàn, Bài thuốc thứ 3 hạt tất hoàn, Bài thuốc thứ 4 tỷ viên hoàn, Bài thuốc thứ 5 hoàng đảm hoàn được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch chứng nhận độc quyền tác giả và chủ sở hữu.
Báo cáo tham luận bài thuốc: Bài chữa về xương khớp TS.Danh dự Lương y Hoàng Văn Toàn - Trưởng Ban Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khu vực Thanh Hóa, Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ông là đời thừa kế thứ 3 trong gia đình có truyền thống bốc thuốc cứu người, được nhiều bệnh nhân biết đến với bài thuốc thảo dược đắp trị xương khớp Hoàng Minh Đường. Lương y Hoàng Văn Toàn cùng Phòng chẩn trị YHCT Hoàng Minh Đường cũng nhận được nhiều giải thưởng như: Thầy thuốc nam tiêu biểu năm 2020; Chứng nhận lương y tâm tài trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Bằng khen đã có nhiều sự đóng góp trong hoạt động Đông y và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân…
Bài thuốc thảo dược đắp trị xương khớp Hoàng Minh Đường điều trị căn nguyên từ gốc rễ các vấn đề xương khớp: Chấn thương do vận động; thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống; thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa; Tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy; Gai cột sống, khớp gối, khớp vai; Đau nhức xương khớp, tê mỏi cơn đau lan xuống bả vai; Áp xe U tủy sống, lao cột sống, phá hủy cấu trúc cột sống; Hoại tử xương, khớp háng, chỏm xương đùi,…
Đề tài Nắn chỉnh khuôn mặt tự nhiên không xâm lấn của Y sĩ. Trần Thị Mao -Trưởng Ban Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khu vực Đông Nam Bộ, Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng chia sẻ, khuôn mặt người là một cấu trúc hoàn toàn có thể tác động và điều chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc, cấu trúc khuôn mặt có thể bị thay đổi do quá trình sinh hoạt, ăn uống, nhai, tư thế nằm..., và các chấn thương sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, dựa vào cấu trúc của xương đầu mặt, người Nhật Bản đã nghiên cứu và phương pháp này đã tồn tại hàng trăm năm qua. Họ sử dụng các phương pháp hoàn toàn bằng tay để điều chỉnh cấu trúc xương mũi, điều chỉnh nhẹ nhàng bằng kỹ thuật vật lý trị liệu đặc biệt, kèm theo bài tập đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, không gay đau đớn, không phẫu thuật nên không phải dùng kháng sinh.
Sau tất cả các tham luận, TTND, PGS. TS Đậu Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức đã có những chia sẻ với hội nghị. Ông Cảnh khẳng định, hội nghị với những tham luận, đề tài báo cáo thiết thực đã giúp tăng thêm nhận thức cho cộng đồng, tăng niềm tin cho người bệnh trong việc chữa khỏi, kéo dài cuộc sống và giảm nhẹ nỗi đau... Hội nghị không nên dừng lại ở những tham luận, mà cần phải lan tỏa hơn nữa trong cộng đồng, xã hội, giúp người bệnh tiếp cận được với những thành tựu khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền.
Tại Hội thảo, ông Phan Xuân Dũng – Nguyên Uỷ Viên TW Đảng, Chủ Tịch Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam , Đại Biểu Quốc Hội khoá XV biểu dương, công nhận những thành tích đóng góp của các cá nhân và tập thể của Trung ương Hội Đông y Việt Nam và Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hội thảo đã mở ra diễn đàn khoa học uy tín do các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu gặp gỡ, chia sẻ những thành tựu và tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền.
Bên cạnh đó, cập nhật kiến thức mới, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho nhân dân. Đồng thời, ông cũng mong muốn các tổ chức luôn sâu sát, thường xuyên có nhiều diễn đàn, hội thảo về sức khỏe, đặc biệt trong sử dụng phương pháp y học cổ truyền.
Để ghi nhận và đánh giá cao đội ngũ thầy thuốc lương y tiêu biểu, có nhiều thành tích trong công tác kế thừa, bảo tồn, phát huy bài thuốc quý gia truyền và Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng YHCT, góp phần vào sự nghiệp phát triển nền YHCT Việt Nam và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ban Tổ chức đã tuyên dương và trao Bằng khen, Kỷ niệm chương và Chứng nhận bài thuốc quý và chứng nhận sáng chế các bài thuốc của các thầy thuốc lương y tiêu biểu.
Xuân Anh