CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Khuyến cáo những việc người dân cần làm để ứng phó trước, trong và sau bão

06/09/2024 - 10:43
A A- A+

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo người dân để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cần lưu ý không nên chủ quan và tuân thủ theo các khuyến cáo cần làm trước, trong và sau bão.

Ngư dân dọn dẹp tàu cá trước khi rời tàu về nhà tránh bão số 3. (Ảnh: Minh Thu/TTXVN)

Hồi 16 giờ hôm nay, 5/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17.

Dự báo từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến tối ngày 07/9).

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cảnh báo người dân để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cần lưu ý không nên chủ quan và tuân thủ theo các khuyến cáo sau:

1. Theo dõi dự báo, cảnh báo, cập nhật diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh.

2. Chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong ít nhất 7 ngày.

3. Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao.

4. Xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

5. Gia cố, chằng chống nhà cửa; cắt tỉa cành cây; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; đảm bảo an toàn công trình đang thi công.

6. Gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

7. Đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, bảo vệ lồng, bè thủy sản; tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền đã neo đậu, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ, nhất là người dân trên các đảo.

8. Lưu các số điện thoại cứu hộ, cứu nạn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

9. Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Trước mức độ nguy hiểm của bão Yagi, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo an toàn, những việc cần làm trước khi bão đổ bộ, bão xảy ra và sau bão.

Kỹ năng ứng phó với bão
Những việc cần làm để ứng phó trước bão.
Những việc cần làm khi bão xảy ra.
Những việc cần làm sau bão.

Theo (Vietnam+)

19/09/2024
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1000/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
19/09/2024
Mưa, ngập úng là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh sinh sôi và gây bệnh cho con người. Các vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường.
18/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang bị ngập lụt, chia cắt. Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành Y tế Bắc Giang tập trung triển khai các biện pháp không để dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ.
17/09/2024
Bệnh mắt tuy không gây tử vong nhưng mù lòa sẽ gây giảm hoặc mất sức chiến đấu/lao động của mọi người.
14/09/2024
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, lực lượng quân y đã chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
10/09/2024
Nạn nhân được lực lượng cứu hộ tìm thấy và đưa ra khỏi khu vực sạt lở. Sau đó, người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng với chẩn đoán đa chấn thương.
10/09/2024
Theo thống kê sơ bộ của ngành Y tế Quảng Ninh đến ngày 8.9, sau khi bão Yagi đổ bộ, cơ bản các cơ sở y tế trên địa bàn đều bị thiệt hại gãy đổ cây xanh, vỡ kính các tòa nhà, hành lang, vỡ hỏng trần một số phòng; gián đoạn cung cấp suất ăn cho người bệnh...
06/09/2024
Ngay sau khi nhận được thông tin về cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với bão nhằm bảo đảm an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
29/08/2024
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành