CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Liên hợp quốc kêu gọi xây dựng cơ chế kiểm soát các nguy cơ từ AI

20/09/2024 - 15:11
A A- A+

Ngày 19/9, các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo rằng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không nên chỉ chịu sự chi phối của thị trường mà cần có cơ chế kiểm soát quốc tế hiệu quả hơn, đồng thời kêu gọi tạo ra các công cụ thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực này.

Ban chuyên gia, gồm khoảng 40 thành viên từ các lĩnh vực công nghệ, luật pháp và bảo vệ dữ liệu, đã được Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres thành lập vào tháng 10 năm ngoái. 

Trong báo cáo được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Tương lai diễn ra từ ngày 22-23/9, các chuyên gia LHQ đã nêu bật tình trạng thiếu sự quản lý toàn cầu đối với AI cũng như việc để các nước đang phát triển đứng ngoài những cuộc tranh luận xung quanh công nghệ này. Các chuyên gia cũng thừa nhận rằng do AI không ngừng thay đổi, việc cố gắng lập ra một danh sách toàn diện các mối nguy hiểm do công nghệ này gây ra là điều không khả thi. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ thiết lập cơ chế để thúc đẩy hợp tác toàn cầu và ngăn chặn sự phát triển của AI theo hướng không mong muốn. Theo họ, để tránh phải đưa ra các biện pháp đối phó khi đã quá muộn, việc các nước không ngừng đánh giá khoa học và đối thoại chính sách sẽ giúp thế giới sẵn sàng đối mặt với những bất ngờ có thể xảy ra.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng việc phát triển, triển khai và sử dụng công nghệ này không thể chỉ phụ thuộc vào ý muốn của thị trường. Tài liệu này đề xuất thành lập một nhóm các chuyên gia khoa học về AI, theo mô hình tương tự Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) - cơ quan có tiếng nói quyết định trong vấn đề biến đổi khí hậu. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế về các rủi ro mới nổi và xác định nhu cầu nghiên cứu, đồng thời khám phá cách AI có thể được sử dụng để giảm đói nghèo, bất bình đẳng giới và các mục tiêu khác. Đề xuất này đã được đưa vào dự thảo Hiệp ước kỹ thuật số toàn cầu, hiện đang trong quá trình thảo luận và dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai vào ngày 22/9 tới.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng ủng hộ việc thiết lập cơ chế phối hợp mang tính không ràng buộc trong Ban Thư ký LHQ, dựa trên mô hình của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA). Trong trường hợp rủi ro của AI trở nên nghiêm trọng, các quốc gia thành viên cần phải xem xét thiết lập hệ thống quản lý quốc tế chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã hoan nghênh nội dung cũng như các khuyến nghị của báo cáo. Ông đánh giá báo cáo trên là "bản thiết kế chi tiết" dựa trên các nỗ lực hiện có để định hình và hoàn thiện một kiến trúc AI quốc tế, đảm bảo tính công bằng, linh hoạt và hiệu quả.

Trước đó, người đứng đầu LHQ cũng nhấn mạnh rằng AI phải phục vụ nhân loại một cách công bằng và an toàn. Ông lưu ý rằng nếu không được kiểm soát, những nguy cơ do AI tạo ra có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng đe dọa nên hòa bình và sự ổn định trên thế giới.

Theo TTXVN

03/04/2025
Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
31/03/2025
Tự động hóa đang được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) triển khai mạnh mẽ tại nhiều đơn vị thành viên, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.
30/03/2025
Rạng sáng 30/3 (giờ địa phương), Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh thử nghiệm công nghệ thông tin liên lạc mới vào quỹ đạo đã định trước từ Trung tâm Phóng vệ tinh Văn Xương ở tỉnh đảo Hải Nam.
27/03/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã ký ban hành Quyết định số 659/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài.
26/09/2024
Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (ROSATOM), thăm khu Triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân Nga.
26/09/2024
Ngân hàng trực tuyến Starling Bank của Anh vừa cho biết hàng triệu người có thể bị lừa bởi những kẻ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để sao chép giọng nói. Ngân hàng này cảnh báo rằng chỉ cần 3 giây âm thanh từ một video đăng trên mạng xã hội, kẻ gian có thể dùng AI để tạo ra bản sao giọng nói của nạn nhân. Sau đó, chúng tiếp cận bạn bè và người thân của họ để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, yêu cầu chuyển tiền bằng giọng nói đã được sao chép.
25/09/2024
Sáng 24/9, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Smart Dragon-3 từ vùng biển gần thành phố Hải Dương, thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông nước này, đưa 8 vệ tinh vào quỹ đạo theo kế hoạch.
25/09/2024
Doanh nghiệp công nghệ Google đang cập nhật hình ảnh Street View tại gần 80 quốc gia, chẳng hạn như Australia, Brazil, Đan Mạch, Nhật Bản, Philippines, Rwanda, Serbia, Nam Phi...
23/09/2024
Nguồn nước sạch trong sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người là yếu tố quyết định đến sức khỏe của cộng đồng.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành