CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 người mắc sốt xuất huyết, có trẻ sơ sinh đã mắc

04/12/2024 - 11:14
A A- A+

Hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành mà công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.

Trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ đã có triệu chứng sốt xuất huyết

'Bệnh sốt xuất huyết không đơn giản để kiểm soát, do chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt bệnh lây truyền qua vector là muỗi vằn nên từ trước đến nay trong công tác phòng chống dịch, chúng tôi rất quan tâm đến bệnh sốt xuất huyết'.

TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh như vậy tại Tọa đàm "Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?" do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức chiều 3/12 tại Hà Nội.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 người mắc sốt xuất huyết, có trẻ sơ sinh đã mắc- Ảnh 1.

Các chuyên gia tham dự buổi tọa đàm "Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?"

Theo TS Đức, trong một hệ sinh thái từ trước đến nay loài người chưa lần nào tiêu diệt được một loài, nên trước đây bọ gậy, muỗi chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau đó ở các vùng đô thị hóa còn 11 tỉnh miền núi phía bắc chưa bao giờ có ca sốt xuất huyết nào. Nhưng bây giờ muỗi vằn sốt xuất huyết đã di chuyển theo hệ thống giao thông, đô thị hóa của các tỉnh, sốt xuất huyết đã lên đến các tỉnh miền núi phía bắc.

Trong năm 2023 ở Hà Nội có hơn 40.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và chưa bao giờ Hà Nội có ca mắc nhiều như vậy. Năm nay, đến thời điểm này, Hà Nội có hơn 7.000 trường hợp mắc.

Theo ông Đức, trước đây, chúng ta có Chương trình mục tiêu quốc gia, chủ yếu dùng mạng lưới cộng tác viên ở thôn, bản, xã để truyền thông, hướng dẫn cho người dân loại bỏ loăng quăng, bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước sạch trong nhà.

Chia sẻ thêm, PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho hay: 'Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm cho Việt Nam chúng ta hơn 40 năm qua, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ. Trong hơn 30 năm làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi được may mắn tham gia vào Chương trình phòng, chống sốt xuất huyết. Đặc biệt, Bộ Y tế giao cho Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và gần đây là Nhi đồng Thành phố cùng với Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM phụ trách công tác điều trị và huấn luyện cho các tỉnh ở phía nam về sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em'.

Ông Hùng cũng thông tin thêm: Đặc điểm dịch tễ bệnh sốt xuất huyết ở miền Nam khác miền Bắc. Gần như là tất cả các lứa tuổi mắc sốt xuất huyết.

"Chúng tôi gặp những ca trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ đã có triệu chứng sốt xuất huyết do người mẹ bị nhiễm sốt xuất huyết trong lúc mang thai, trong lúc đang sinh. Và cho đến giờ, chúng ta phát hiện là ở miền Nam chiếm 60-70 % là trẻ dưới 15 tuổi bị sốt xuất huyết.

Ngược lại, ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc người lớn chiếm số lượng nhiều. Như vậy, có thể nói là tất cả người dân ai cũng có thể bị sốt xuất huyết - từ trẻ em cho đến người lớn. Đặc biệt, những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, trẻ có bệnh lý bẩm sinh, tim bẩm sinh, thiếu máu, hen suyễn… hoặc là người lớn suy thận là những nhóm đối tượng nguy cơ rất cao"- PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng nói.

'Khi có vaccine, chúng ta có một trong những vũ khí hiệu quả để phòng chống sốt xuất huyết'

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 người mắc sốt xuất huyết, có trẻ sơ sinh đã mắc- Ảnh 2.

TS.BS Hoàng Minh Đức cho hay: Việt Nam có khoảng gần 200.000 trường hợp mắc, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho người dân rất lớn.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay trong 40 năm qua thế giới đã rất cố gắng để có phương pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh mà vũ khí hiệu quả nhất chính là vaccine. Trước đây chúng ta phải dùng phương pháp cổ truyền là tiêu diệt vector trung gian truyền bệnh. Tuy nhiên, việc tiêu diệt vector là tác nhân trung gian khó vì thế vẫn có khoảng trống trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Tại tọa đàm, ông Đức thông tin mỗi năm, Việt Nam có khoảng gần 200.000 trường hợp mắc, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho người dân rất lớn. Cách đây 7 năm, chúng tôi đã có một nghiên cứu đánh giá về tài chính cho công tác phòng chống sốt xuất huyết. Theo đó, mỗi người nhập viện tốn từ 6-10 triệu đồng, cộng với mỗi người nhập viện cần một số người nhà đi theo chăm sóc, tạo ra gánh nặng về kinh tế- xã hội rất lớn.

"Từ trước tới nay chúng tôi vẫn biết vaccine là vũ khí hiệu quả nhất trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là công tác phòng chống dịch. Trong 58 bệnh truyền nhiễm, hiện có hơn 40 bệnh có vaccine. Vaccine sốt xuất huyết được cấp phép vào tháng 5/2024. Khi có vaccine, chúng ta có một trong những vũ khí hiệu quả"- TS Hoàng Minh Đức nói.

Đồng quan điểm, chuyên gia phòng chống sốt xuất huyết, GS.TS Vũ Sinh Nam - Cố vấn cao cấp về Sốt xuất huyết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổng Thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho rằng: Có được vaccine sốt xuất huyết là niềm vui của nhân loại. Đó là thành công của nhân loại cũng như là một tiến bộ khoa học mà tất cả mọi người dân, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới, đang mong đợi.

Tuy nhiên chuyên gia cũng cho rằng phòng chống sốt xuất huyết truyền thống là diệt muỗi truyền bệnh - diệt vector và bây giờ chúng ta có thêm vũ khí mới là vaccine. Nếu chỉ sử dụng vaccine không thì không thể ngăn ngừa bệnh toàn diện bởi vì vẫn còn muỗi, bọ gậy. Vì vậy, ngoài tiêm vaccine thì vẫn phải song song với biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy để đảm bảo tính bền vững khi sử dụng vaccine.

GS.TS Vũ Sinh Nam cho biết thêm, Chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới cũng hướng dẫn ngoài việc sử dụng vaccine thì không thể lơ là công tác phòng, chống vector. Điều này cũng thể hiện ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Mặc dù đã áp dụng vaccine nhưng vẫn đồng thời tiến hành các biện pháp diệt vector để đảm bảo tính bền vững của vaccine.

Trong đó, cần giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để sử dụng vaccine nhưng đồng thời tích cực tham gia chủ động loại bỏ dụng cụ phế thải, diệt loăng quăng, muỗi ở hộ gia đình để đảm bảo việc phòng chống có hiệu quả lâu dài.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

12/05/2025
Bổ sung omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có thể làm chậm tuổi sinh học, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
12/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
02/05/2025
Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.
29/04/2025
Quả óc chó được coi là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Nếu tiêu thụ quả óc chó hàng ngày trong thời gian dài, sẽ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và giúp giảm nguy cơ ung thư.
29/04/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
28/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
25/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành