CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Mưa trái mùa, nhiều dịch bệnh ‘tấn công’ trẻ

20/02/2025 - 11:13
A A- A+

Những ngày gần đây, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận xuất xuất hiện những cơn mưa trái mùa, thời tiết se lạnh về đêm và sáng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Đắc Nguyên Anh, Trưởng khoa Khám theo yêu cầu - Sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, mưa trái mùa tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển, khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi. Đặc biệt, trẻ có tiền sử mắc hen suyễn sẽ có nguy cơ trở nặng. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus gây cảm lạnh và cảm cúm, với các triệu chứng như sốt, ho và sổ mũi.

Chú thích ảnh

Mưa trái mùa tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển, khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

“Việc tăng độ ẩm không khí tạo môi trường lý tưởng cho virus cúm, virus RSV, adenovirus và vi khuẩn phát triển. Đây là những tác nhân gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi. Trẻ cũng dễ bị lây nhiễm cúm khi tiếp xúc trong môi trường đông người. Đặc biệt, trẻ có cơ địa yếu hoặc mắc các bệnh lý nền như hen suyễn, tim bẩm sinh, bệnh lý phổi mạn… sẽ dễ bị bệnh nặng hơn”, bác sĩ Nguyên Anh thông tin thêm.

Bên cạnh các bệnh về đường hô hấp, độ ẩm không khí cao còn làm tăng nguy cơ viêm da, hăm da, rôm sảy và nhiễm nấm da ở trẻ. Ngoài ra, trẻ dễ bị kích ứng da, nổi mề đay do dị ứng thời tiết. Độ ẩm cao cũng làm gia tăng bệnh tay chân miệng do virus lây lan nhanh trong điều kiện ẩm ướt. Mưa trái mùa cũng có thể khiến trẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, với sự xuất hiện của các cơn mưa trái mùa gần đây, nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh đang gia tăng. Dự báo, năm nay bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện sớm hơn so với mọi năm, đặc biệt là trong các tháng đầu năm, thay vì vào khoảng tháng 4 - 5 như thường lệ. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nguy cơ trở nặng nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục trên 38,5°C, ho nhiều, thở khò khè, khó thở, tím tái môi hoặc đầu ngón tay, ngón chân. Đối với các bệnh về tiêu hóa, cần lưu ý khi trẻ có biểu hiện nôn ói nhiều, tiêu chảy kéo dài trên hai ngày, phân có máu hoặc chất nhầy, đau bụng dữ dội, bỏ ăn hoặc có dấu hiệu mất nước.

Bác sĩ Nguyên Anh lưu ý, phụ huynh không tự điều trị bệnh cho trẻ tại nhà, đặc biệt trẻ dưới 3 tháng tuổi khi sốt cần được đi khám ngay. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong thời tiết thất thường, phụ huynh nên giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời trở lạnh; đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng; tiêm ngừa cúm đầy đủ cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi; hạn chế để trẻ nghịch nước mưa, tránh mặc quần áo ướt lâu; mang khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc hạn chế ra đường nếu không cần thiết; vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, vệ sinh ăn uống; diệt muỗi, lật úp các vật dụng chứa nước để hạn chế sinh sôi lăng quăng.

Theo Báo Tin Tức/TTXVN

12/05/2025
Bổ sung omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có thể làm chậm tuổi sinh học, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
12/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
02/05/2025
Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.
29/04/2025
Quả óc chó được coi là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Nếu tiêu thụ quả óc chó hàng ngày trong thời gian dài, sẽ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và giúp giảm nguy cơ ung thư.
29/04/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
28/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
25/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành