CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Nghiên cứu lại phát triển điện hạt nhân

18/09/2024 - 11:21
A A- A+

Chính phủ đã giao Bộ Công thương nghiên cứu điện hạt nhân của các nước, đề xuất phát triển loại năng lượng này tại VN. Như vậy, sau hơn 1 thập niên, trước nhu cầu về nguồn điện, VN có thể khởi động lại phát triển điện hạt nhân trong tương lai.

Giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường

Tại thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ mới đây về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, gió ngoài khơi, Thường trực Chính phủ đã giao Bộ Công thương rà soát tổng thể các nguồn điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030 (Quy hoạch điện 8); định hướng chuyển nguồn năng lượng nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng đạt 12 - 15% mỗi năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. 

Đặc biệt, ngoài các nguồn năng lượng hiện nay, Thường trực Chính phủ yêu cầu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân (ĐHN) của các nước để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại VN trong thời gian tới. Và việc nghiên cứu phát triển ĐHN có thể giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường…

Điện hạt nhân đóng vai trò quan trọng, bảo đảm an ninh năng lượng trong tương lai

Trong Quy hoạch điện 8, ĐHN không được đề cập nhưng báo cáo đề nghị sửa đổi Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương đã đề cập các nhà máy ĐHN cỡ nhỏ, công suất khoảng 300 MW cho mỗi tổ máy, chỉ bằng 1/3 công suất phát của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn, chỉ khoảng 2 - 3 năm. 

Thực tế, từ sau sự cố nhà máy ĐHN Fukushima xảy ra năm 2011 tại Nhật, ngành ĐHN toàn cầu có sự chững lại. Đến nay, có 32 quốc gia đang dùng năng lượng hạt nhân để phát điện, với trên 437 lò phản ứng, tổng công suất khoảng 390.000 MWe, chiếm khoảng 10% tổng lượng điện năng toàn cầu. Dự kiến đến năm 2035, ĐHN sẽ tăng hơn 30% so với hiện nay, thêm khoảng 10 - 12 quốc gia tham gia. Do đó, Bộ Công thương cho rằng có thể xem xét nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng cỡ nhỏ, gồm nhà máy ĐHN nổi trong tương lai tại VN.

Trước đó vào năm 2009, VN đã phê duyệt kế hoạch phát triển 2 nhà máy ĐHN đầu tiên, nhưng các kế hoạch này đã bị gác lại vào năm 2016 theo Nghị quyết 31 của Quốc hội, sau thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản. Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) đang lấy ý kiến cũng có đề cập tới phát triển loại hình điện này và xác định ĐHN là một trong những loại năng lượng mới.

Theo Báo Thanh Niên

19/09/2024
Các nhà khoa học ở Brazil phát hiện vi nhựa trong mô não của tử thi theo nghiên cứu mới công bố hôm 16/9 trên tạp chí JAMA Network Open.
26/03/2024
Trước đây, điêu khắc chỉ được biết đến như một nghệ thuật tạo hình trên các vật liệu như gỗ, đá, hay kim loại. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, điêu khắc đã được ứng dụng vào lĩnh vực làm đẹp, cho ra đời công nghệ "điêu khắc body".
26/03/2024
Bệnh nam khoa đặt ra những thách thức lớn đối với sức khỏe sinh sản nam giới, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận quan trọng như dương vật, tinh hoàn, tuyến tiền liệt và niệu đạo.
26/02/2024
Con người luôn có tính tò mò, khám phá về nguồn gốc và sự kết thúc của cuộc sống. Chúng ta có linh hồn không? Linh hồn là gì? Linh hồn đi đâu sau khi chết?

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành