CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Ngộ độc thuốc diệt chuột nguy hiểm nguy hiểm như thế nào?

06/11/2024 - 09:25
A A- A+

Thuốc diệt chuột có thành phần Natri Fluoroacetate khi ăn hay uống phải, người bệnh sẽ có thể có hiện tượng co giật, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, hôn mê, tổn thương hệ thần kinh, suy thận, suy gan,… dẫn đến tử vong.

20 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Sáng 5.11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu tiếp nhận 20 bệnh nhân có biểu hiện của ngộ độc. Theo thông tin ban đầu, 20 bệnh nhân là trẻ lớp nhóm 24 - 36 tháng của Trường Mầm non Giang Ma (xã Giang Ma, huyện Tam Đường).

Qua thăm khám, có 2 trẻ mầm non có biểu hiện đau bụng, buồn nôn nghi là đã ăn thuốc diệt chuột. Còn các cháu khác có biểu hiện bình thường và đang được các y, bác sỹ tiếp tục theo dõi.

2442424242-1730786021197.jpg

Loại thuốc diệt chuột các cháu ăn nhầm (Ảnh: Báo Lai Châu)

Trường Mầm non Giang Ma thông tin, sau khi nhận trẻ, vào khoảng 8 giờ 40 phút hôm nay (5.11), cô giáo phụ trách lớp phát hiện ra 20 trẻ trong lớp vô tình ngịch và có cháu nghi là đã ăn nhầm thuốc diệt chuột hiệu Thái Lan.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiến hành các bước cấp cứu, xét nghiệm và thực hiện các quy trình cấp cứu theo phác đồ của Bộ Y tế. Cùng với đó, phối hợp với Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ điều trị trực tuyến cho các bệnh nhân.

Hiện tại, sức khoẻ các trẻ ổn định và đang được tiếp tục theo dõi và điều trị.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế đã kịp thời chỉ đạo công tác cấp cứu và điều trị, đồng thời thăm hỏi, động viên tinh thần bệnh nhân và gia đình các bệnh nhân. Nguyên nhân xảy ra vụ ngộ độc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Thuốc diệt chuột có thể gây tử vong ?

Liên quan đến vấn đề ngộ độc thuốc diệt chuột, BS.CKII Nguyễn Tân Hùng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thuốc diệt chuột có thành phần Natri Fluoroacetate khi ăn hay uống phải, người bệnh sẽ có thể có hiện tượng co giật, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, hôn mê, tổn thương hệ thần kinh, suy thận, suy gan,… dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, việc mua bán một cách dễ dàng cũng như sử dụng không an toàn, không đúng mục đích, tràn lan rất dễ gây ra ngộ độc có thể vô ý, tự tử hoặc đầu độc. Đặc biệt, uống nhầm thuốc, hoá chất không phải là trường hợp hiếm gặp, bởi trẻ nhỏ thường tò mò và hiếu động, chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.

dr3wet4dttt-173078575239711-1-min-1.png

Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhi (Ảnh: Báo Lai Châu)

Để tránh ngộ độc thuốc diệt chuột, bác sĩ Nguyễn Tân Hùng khuyến cáo như sau:

- Đối với gia đình có trẻ nhỏ, cần để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc.

- Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn.

- Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Đối với trẻ nhỏ độ tuổi mẫu giáo, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ khi vui chơi và sinh hoạt.

- Đối với những trẻ lớn hơn, cần dạy trẻ những loại hóa chất độc hại, cách phân biệt các loại đồ ăn có hình dáng tương tự cũng như quan tâm đến các tâm tư tình cảm, tâm sinh lý của con.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc, hóa chất độc hại, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc. Đồng thời, khẩn trương đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, khi đi cần mang theo vỏ hoặc chai thuốc, hóa chất mà trẻ ăn uống nhầm để các bác sĩ biết nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

21/11/2024
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua; trong đó quy định nhiều điểm mới trong kinh doanh thuốc trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
21/11/2024
Với đại đa số ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
21/11/2024
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của 990 dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập, trong số này nhóm dịch vụ về phòng chống bệnh truyền nhiễm chiếm nhiều nhất với 314 dịch vụ...
21/11/2024
Vào 14h ngày 21/11, các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng hình thức bấm nút điện tử để thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
21/11/2024
Tại Bệnh viện Bạch Mai, người đàn ông cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất… sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp.
20/11/2024
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành Thông tư 32/TT/BYT, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
20/11/2024
Miền Bắc duy trì trạng thái lạnh về đêm và sáng, ngày nắng. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên có mưa rải rác do bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển miền Trung.
20/11/2024
Ngày 19/11, tại trụ sở Bộ Y tế, đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế.
19/11/2024
Theo Thông tư mới nhất của Bộ Y tế, các cơ sở y tế được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, không phân biệt hạng bệnh viện hay cấp chuyên môn kỹ thuật...

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành