CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ phục vụ, bảo vệ Bác Hồ tại Khu Phủ Chủ tịch

16/08/2024 - 09:16
A A- A+

Chiều 15.8, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật các thế hệ lãnh đạo Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ đã vinh dự được phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt thời gian 15 năm Người sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954-1969).

Cùng dự có Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc gặp mặt đặc biệt này nhằm ghi nhận và biểu dương những công lao, đóng góp của các thế hệ cán bộ đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Phủ Chủ tịch và ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp về Người.

Trước khi diễn ra cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã xúc động ôn lại kỷ niệm không thể nào quên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là những ngày tháng cuối cùng với Bác. Trong các câu chuyện, các đồng chí luôn thể hiện niềm vinh dự, tự hào, tình cảm và sự kính trọng đặc biệt đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được gặp mặt các nhân chứng lịch sử đã vinh dự được phục vụ Bác trong thời gian Người sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch từ năm 1954 đến những giây phút cuối cùng ngày 2.9.1969, nhiều thế hệ cán bộ Khu di tích đã nỗ lực, quyết tâm bảo quản, giữ gìn, phát huy tốt nhất di sản của Người tại Phủ Chủ tịch trong thời gian qua.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, nhân dân Việt Nam luôn hạnh phúc, tự hào vì có Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, tác phong giản dị, khiêm tốn và lòng yêu nước, yêu nhân dân tha thiết. Đặc biệt, các đồng chí có mặt trong cuộc gặp này còn có niềm vinh dự, tự hào hơn ai hết vì được là những người gần gũi bên Bác, là người cận vệ, đêm ngày bảo vệ Bác, là người giúp việc cận kề, chăm lo cho Bác, là các y tá, bác sĩ đã hết lòng chăm sóc sức khoẻ thời gian Người mệt nặng, không chỉ bằng y đức mà băng cả trái tim kính yêu vô hạn, biết ơn của người con đối với người Cha.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ xúc động trước những hồi ức, kỷ niệm của các cán bộ khi được Bác ân cần khuyên bảo, được Bác cho quà khi đi nước ngoài công tác; được vinh dự xem phim với Người tối thứ Bảy hằng tuần tại Nhà khách Phủ Chủ tịch; được ăn bữa cơm tất niên và chụp ảnh chung khi Tết đến xuân về; được là những "người con" bên cha già trong những thời khắc cuối cùng như người ruột thịt trong gia đình... Những thời khắc xúc động ấy chắc chắn sẽ còn lưu giữ mãi trong suốt cuộc đời của mỗi người và luôn có sức lan tỏa, lay động mọi trái tim cho đến mãi mai sau. Sau này, ở những cương vị công tác khác nhau, nhớ lời Bác dạy, các cán bộ đều có chung phẩm chất quý báu: Tận tụy với công việc, trung thành với lý tưởng cách mạng, sống nghĩa tình, thủy chung với đồng chí, đồng đội...

Quang cảnh buổi gặp mặt

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, Khu di tích Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc suốt 15 năm, từ năm 1954 đến 1969 - quãng thời gian Người "dừng chân" lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng và cũng là nơi trái tim Người cộng sản vĩ đại ngừng đập để về với về với tổ tiên, với "Cụ Các Mác, Cụ Lê nin và các vị cách mạng đàn anh khác".

Ngay sau khi Bác đi xa, quần thể di tích lịch sử có giá trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng về Người đã được hình thành trong Khu Phủ Chủ tịch. Những cán bộ của cơ quan Bác Hồ và sau này là Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch mỗi ngày phấn đấu thi đua vừa làm, vừa học để bảo quản, giữ gìn tốt nhất "Ngôi nhà của Bác" với tình cảm thiêng liêng, ý nghĩa giáo dục sâu sắc về nhiều mặt để nhân dân, bạn bè năm châu khi đến tham quan, học tập vẫn như thấy đâu đây hình bóng của Người.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, mỗi lần vào dâng hương tưởng nhớ Bác tại Khu di tích Phủ Chủ tịch đều có những cảm xúc rất đặc biệt, tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", Đảng, Nhà nước ta luôn trân trọng, biết ơn cống hiến của các cán bộ từng trực tiếp phục vụ, chăm sóc, bảo vệ Bác Hồ khi sinh thời và bảo quản, giữ gìn, phát huy tốt nhất di sản của Người tại Phủ Chủ tịch.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và đại biểu chụp ảnh chung với các cán bộ từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch giai đoạn 1954 - 1969

Tổng Bí thư, Chủ tịch khẳng định 55 năm Bác đi xa, tài sản Người để lại cho dân tộc ta, cho Đảng ta một kho tàng di sản tư tưởng quý báu, di sản tinh thần vô giá trên mọi lĩnh vực. Ngày nay, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu, học tập và không ngừng sáng tạo, làm theo Di chúc của Người, tiếp tục khẳng định niềm tin son sắt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong việc giữ gìn và phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích của Người tại Phủ Chủ tịch.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ghi nhận và biểu dương những công lao, đóng góp của các thể hệ các bác, các cô, các chú đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Phủ Chủ tịch thời kỳ 1954-1969; mong muốn tập thể cán bộ, nhân viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp tục đoàn kết, thống nhất, sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ, khẳng định vị thế Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ hồn thiêng, sông núi, tinh hoa của dân tộc, nơi Bác Hồ sống mãi với non sông, đất nước, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Báo Văn Hóa

16/09/2024
Cơn bão số 3 không chỉ là một thử thách khắc nghiệt về thiên nhiên mà còn là bài kiểm tra về sức mạnh nội sinh của con người Việt Nam. Giữa sự khắc nghiệt của mưa bão và thiên tai, những giá trị văn hóa truyền thống lại tỏa sáng, như những ngọn đèn rực rỡ trong đêm tối, chiếu rọi con đường chúng ta vượt qua khó khăn.
13/09/2024
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã gửi văn bản tới các cơ quan chức năng đề nghị xác minh tài khoản gửi 10.000 đồng ủng hộ bão lũ ghi tên Rạp Xiếc trung ương.
13/09/2024
Sáng 13/9, đại diện Ban Phong trào - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết đang tổ chức họp, rà soát thông tin về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
09/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
29/08/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu ngoại giao Việt Nam phải vươn lên những tầm cao mới để hoàn thành những trọng trách vinh quang mới, xứng đáng là “đội quân tiên phong”.
23/08/2024
Tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác đảng năm 2024 của Đảng uỷ Bộ VHTTDL tổ chức ngày 23-24.8 tại Quảng Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã trình bày 2 chuyên đề quan trọng.
23/08/2024
Đến Chùa Liên Hoa, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh hỏi sư cô Thích Nữ Diệu Hương thì Phật tử nào cũng biết bởi cô đã gắn với nhiều việc làm từ thiện, sẻ chia với những người có mảnh đời kém may mắn, những người có hoàn cảnh khó khăn.
12/08/2024
Sáng ngày 5.8, tại Khách sạn The YACHT (258 Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị quốc tế với chủ đề “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp văn hóa”.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành