CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

TP Hồ Chí Minh lý giải nguyên nhân số ca mắc sởi mới liên tục gia tăng

14/11/2024 - 10:46
A A- A+

Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai hơn 2 tháng với tỷ lệ tiêm chủng báo cáo đạt mức rất cao. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận một số ca bệnh sởi mới ở các đối tượng nằm trong độ tuổi thuộc chiến dịch.

Ngày 13/11,chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi tại thành phố đã góp phần kiểm soát số ca mắc bệnh trong nhóm tuổi này. Tuy nhiên, hệ thống giám sát vẫn ghi nhận sự gia tăng số ca mắc mới. Từ đầu năm 2024 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 1.635 ca sởi, bao gồm 1.241 ca điều trị nội trú và 394 ca ngoại trú, trong đó có 3 trường hợp tử vong.

Chú thích ảnh

Tiêm vaccine sởi cho học sinh tại trường tiểu học. 

Tính đến tuần 45 năm 2024, số ca mắc sởi mới đã tăng 29% so với trung bình 4 tuần trước đó, đạt 167 ca/tuần. Hệ thống giám sát tiếp tục ghi nhận sự gia tăng ca bệnh mới ở nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, đồng thời cũng ghi nhận sự tăng lên của số ca bệnh ở độ tuổi lớn hơn. Vào tháng 8/2024, trung bình mỗi tuần có 8 - 9 ca bệnh ở nhóm tuổi từ 11 trở lên, chiếm 12% tổng số ca mỗi tuần. Đến nay, con số này đã tăng lên 40 ca/tuần, chiếm 30% tổng số ca mắc mới hàng tuần.

Số ca bệnh từ các tỉnh khác đến khám và điều trị tại ba bệnh viện Nhi Đồng và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng tăng 44% so với trung bình 4 tuần trước đó, đạt 366 ca, trong đó có 229 ca điều trị nội trú. Từ đầu năm đến nay, các ca sởi từ các tỉnh khác đến thành phố là 2.565 ca, bao gồm 1.931 ca nội trú, với 1 trường hợp tử vong.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh, Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh khảo sát 51 trường hợp trẻ từ 1-10 tuổi mắc bệnh sởi trong tuần 44. Kết quả cho thấy có tới 32 trẻ (tương đương 64%) chưa từng được tiêm vaccine sởi trước khi mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do cha mẹ làm việc xa nhà, trẻ sống cùng ông bà hoặc do thường xuyên thay đổi nơi ở và có đến 27% trẻ không được tiêm do cha mẹ hoặc người thân từ chối, dù các em không có chống chỉ định tiêm chủng. Lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Những trẻ này có thể không mắc bệnh nếu cha mẹ, người thân đưa trẻ đi tiêm chủng theo lời mời trong chiến dịch”.

Chú thích ảnh

Tại các bệnh viện ghi nhận số trẻ mắc sởi vẫn tiếp tục tăng.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cũng kiểm tra công tác tổ chức tiêm vaccine tại các trường nơi trẻ mắc bệnh đang theo học và phát hiện một số trường học chưa triển khai tốt. Cụ thể, có 2 trường chưa tổ chức tiêm vaccine và 15 trường đã báo cáo hoàn thành chiến dịch tiêm, nhưng vẫn có trẻ mắc bệnh chưa được tiêm chủng. Điều này cho thấy một số trường học chưa thực hiện tốt việc rà soát tiền sử tiêm chủng và lập danh sách trẻ cần tiêm.

Khảo sát cũng ghi nhận rằng, 17% trẻ mắc bệnh từ 1-5 tuổi (6/35 trẻ) có địa chỉ khai báo trên Hệ thống thông tin tiêm chủng không trùng khớp với địa chỉ thực tế. Điều này dẫn đến trẻ không được quản lý và mời tiêm chủng từ trạm y tế phường xã, gây thách thức lớn trong công tác quản lý tiêm chủng tại thành phố.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến nghị, mỗi địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và tuân thủ Quy chế sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, Sở Y tế đã đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo Trung tâm Y tế phối hợp với phòng giáo dục rà soát tiến độ tiêm chủng tại các trường học, duy trì cập nhật thông tin trẻ biến động tại mỗi địa phương và phối hợp cùng các ban ngành để đảm bảo không bỏ sót trẻ cần tiêm chủng.

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi, ngành y tế thành phố đang chuẩn bị triển khai kế hoạch tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi nhằm mở rộng diện bao phủ, giảm thiểu số ca mắc mới trong tương lai.

Theo Báo Tin Tức

25/06/2025
Theo đó, người dân có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ sở y tế mong muốn mà không cần phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
25/06/2025
Bộ Y tế ban hành quyết định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/bị bãi bỏ lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 12/2025/TT-BYT về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
10/06/2025
Cuốn sách "Kỹ thuật cơ bản ghép tạng phổi" được ghi nhận là cuốn sách tham khảo viết về đề tài ghép tạng phổi đầu tiên của Việt Nam. Sách do nhóm tác giả PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế và Ths.Bs Dương Văn Ninh biên soạn.
21/05/2025
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan cho biết nước này đang nâng cao cảnh giác với biến thể XEC của COVID-19 do tốc độ lây lan nhanh gấp 7 lần so với cúm thông thường, Bangkok Post ngày 21/5 đưa tin.
21/05/2025
Chiều 19/5, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong.
12/05/2025
Bổ sung omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn có thể làm chậm tuổi sinh học, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D và tập thể dục thường xuyên.
12/05/2025
Chương trình Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025 sẽ có 20.000 thầy thuốc trẻ tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 100.000 người; dự kiến 1 triệu người được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI).
02/05/2025
Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.
29/04/2025
Quả óc chó được coi là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Nếu tiêu thụ quả óc chó hàng ngày trong thời gian dài, sẽ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và giúp giảm nguy cơ ung thư.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành