CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Vi phạm vượt đèn đỏ tăng, cần nâng mức phạt và trừ điểm GPLX

04/12/2024 - 11:10
A A- A+

Tình trạng vượt đèn đỏ tại các nút giao thông ở Hà Nội đang diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh việc phải "mạnh tay" xử lý thì cũng cần tăng mức phạt đối với hành vi này.

Phòng CSGT - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa yêu cầu tất cả các Đội CSGT địa bàn tập trung xử lý nghiêm hành vi chen ngang, vượt đèn đỏ vào giờ cao điểm tại những nút giao thông quan trọng vì đây là hành vi nguy hiểm, dễ gây ra các vụ tai nạn giao thông hay ùn tắc.

Theo Phòng CSGT Hà Nội, tình trạng vượt đèn đỏ được phản ánh nhiều trong thời gian gần đây và đơn vị đánh giá đây là lỗi thuộc về ý thức của người tham gia giao thông. Theo đó, các hành vi cố tình vi phạm này vì nhu cầu cá nhân, muốn đến công sở, trường học sớm hoặc những lý do khác không thể chấp nhận.

"Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng văn hóa giao thông", đại diện Phòng CSGT Hà Nội thông tin.

Vi phạm vượt đèn đỏ tăng, cần nâng mức phạt và trừ điểm GPLX- Ảnh 2.

Tình trạng vượt đèn đỏ tại các nút giao thông tại Hà Nội vẫn diễn ra khá phổ biến.

Qua khảo sát, cơ quan chức năng chỉ rõ, việc vi phạm chủ yếu diễn ra vào các khung giờ cao điểm (sáng từ 6h đến 8h; chiều từ 16h đến 18h) tại các ngã tư Đại Cồ Việt - Lê Duẩn, Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng…

Vào các khung giờ trên, việc cùng lúc nhiều phương tiện dừng đèn đỏ khiến những người điều khiển phương tiện (chủ yếu là xe máy) đi ở phía sau không kiên nhẫn nên luồn lách, thậm chí leo lên vỉa hè, vượt lên hẳn dòng xe dừng đỗ hoặc cố tình lao sang phần đường bên kia khi dòng phương tiện đang lưu thông.

"Người vi phạm khá đa dạng, từ học sinh, sinh viên đến công chức, người cao tuổi và người lao động. Hành vi vượt đèn đỏ được ghi nhận bằng camera giám sát của thành phố và của tổ công tác để người vi phạm "tâm phục khẩu phục", nên sau khi bị xử lý và được tuyên truyền đã có chuyển biến tích cực", 1 cán bộ tổ công tác đặc biệt cho biết.

Khi bị CSGT dừng xe xử phạt lỗi vượt đèn đỏ, nhiều người vi phạm còn trình bày thêm lý do rằng, thời gian chờ đèn xanh đỏ quá dài nên nảy sinh tâm lý sốt ruột, cố tình vi phạm bất chấp nguy hiểm.

Vi phạm vượt đèn đỏ tăng, cần nâng mức phạt và trừ điểm GPLX- Ảnh 3.

 

Người dân vẫn còn coi thường lỗi vượt đèn đỏ, tuy nhiên trong thời gian tới hành vi này sẽ bị tăng nặng mức xử phạt.

Theo báo cáo, trong tháng 11 vừa qua, toàn thành phố xử lý 36.288 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền 59.471.465.000 đồng, tạm giữ 10.648 phương tiện và 20.939 bộ giấy tờ, tước giấy phép lái xe 4.843 trường hợp.

Riêng 10 Tổ công tác đặc biệt của Công an thành phố Hà Nội đã xử lý 4.707 trường hợp vi phạm, phạt tiền ước tính 3,428 tỷ đồng, tạm giữ 1.121 phương tiện, tước 48 giấy phép lái xe. Trong đó có 235 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.

Trong thời gian tới, Cục CSGT, Bộ Công an tham mưu xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Xuất phát từ thực tiễn quá trình phân tích nguyên nhân, điều kiện hình thành các vụ tai nạn giao thông, Cục CSGT nhận thấy nhiều hành vi, nhóm hành vi nguy hiểm nguy cơ cao gây ra các vụ tai nạn giao thông với hậu quả từ rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Đặc biệt, hành vi vượt đèn đỏ được đề xuất tăng đáng kể mức phạt.

Bên cạnh đề xuất nâng mức xử phạt, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả của hệ thống giám sát (phạt nguội). CSGT sẽ tăng cường gửi thông báo đến các chủ phương tiện có xe vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, nhất là đối với người điều khiển xe máy.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

04/12/2024
Hiện nay tại Việt Nam có 2 bệnh lưu hành mà công tác phòng, chống dịch rất quan tâm, đó là bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết và khoảng 40 trường hợp tử vong.
03/12/2024
Từ đầu năm 2024 đến hết ngày 1/12, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 3.336 ca mắc sởi, tăng 3.333 ca so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 2 ca tử vong.
03/12/2024
Người đàn ông đột quỵ sau khoảng 15-20 phút ra sân đánh pickleball.
03/12/2024
Bệnh nhân được ghép gan từ người cho chết não đầu tiên năm nay đã 59 tuổi. "Tôi không thể tin mình sống khỏe mạnh suốt 14 năm qua, sau lần đã kề cửa tử vì tình trạng suy gan giai đoạn cuối", ông nói.
28/11/2024
Đã có hơn 100 người mắc các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng 'Cô Ba' TP Vũng Tàu, Cục An toàn thực phẩm 'nhắc' Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, xử lý nghiêm...
28/11/2024
Sau khi được giải thích kỹ về tình trạng của chàng trai 18 tuổi, gia đình đã vượt qua nỗi đau, quyết định hiến tặng các tạng của bệnh nhân để cứu người.
28/11/2024
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, chỉ trong 2 ngày liên tiếp đã ghi nhận 3 trường hợp trẻ tai nạn do sử dụng pháo tự chế.
28/11/2024
Khi người bệnh phát hiện nhiễm nấm đen, di chứng và hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng. Thậm chí, tính mạng bị đe dọa khiến chất lượng cuộc sống giảm sút.
28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành