Ngày 15.12.2024, Đoàn công tác Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã tham dự lễ hội trong niềm vui hân hoan.
Được sự đồng ý của Đảng ủy – HĐND – UBND – MTTQ, Làng Vân Tràng với sự thống nhất của Cấp ủy chi bộ, lãnh đạo tổ dân phố và các ban ngành đoàn thể trong khu phố. Ngày 15.12.2024, Làng Vân Chàng, TT Nam Giang, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Làng Vân Chàng.
Các đại biểu tham dự buổi Lễ
Tham dự chương trình có sự góp mặt của nhiều khách mời danh dự: Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó trưởng ban Thường trực Ban công tác Đại biểu thuộc Ủy Ban thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khoá XV; Ông Phạm Văn Sáu – Phó Vụ trưởng Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cùng phu nhân; Ông Nguyễn Đức Dũng - Viện phó Viện nghiên cứu chính sách Tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cùng phu nhân; Ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch Hội UNESCO Châu Á Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Hội UNESCO Việt Nam, Bà Khương Thị Mai - Đại biểu Quốc hội khóa 15; cùng đại diện UBND-HDND-MTTQ TT Nam Giang, Nam Định.
Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có: Nhà báo Lê Thị Tuyết Hà - Chủ tịch Hội đồng quản lý của Viện; Nhà báo Lại Đức Hồng, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển, Phó Viện trưởng thường trực viện; Bà Chử Thị Thu Hoài – Chánh văn phòng kiêm Phó viện trưởng Viện.

Các đại biểu tham dự buổi Lễ
Về phía Ban tổ chức buổi lễ có: Ông Đoàn Huy Triệu – Bí thư chi bộ 5, Trưởng ban đại diện, Trưởng ban tổ chức buổi lễ; Ông Đoàn Văn Cường – Chủ tịch HĐQT Công ty Nhôm Nam Sung; Bà Trần Thị Huấn – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Nhôm Nam Sung,...
Ông Đoàn Huy Triệu – Bí thư chi bộ 5, Trưởng ban đại diện buổi Lễ phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Đoàn Huy Triệu – Bí thư chi bộ 5, Trưởng ban đại diện buổi Lễ cho biết: Nhà thờ Tổ - Đình Cụ ( hay còn gọi Đình làng Vân Chàng) tọa lạc trên địa phận thôn Vân Chàng, thị trấn Nam Giang, Huyện Nam Trực, Nam Định. Đây là nơi thờ tự, tri ân công đức của nhân dân địa phương đối với Lục vị Tổ sư là: Phạm Nguyệt, Tử Cung, Tử Hầu, Nguyễn Nga, Nguyễn Thận, Đỗ Bào - những người có công mang nghề rèn về truyền dạy cho dân làng từ năm 1344.
Đại diện Ban tổ chức thắp hương cúng tổ Đình làng Vân Chàng
Theo các sách: Thần tích Việt Nam, Lệ làng việt Nam, Nghề và làng nghề truyền thống ở Nam Định, Địa chí Nam Định, Văn hóa Nam Trực - cội nguồn và di sản cùng Thần phả đình làng Vân Chàng và thơ ca truyền miệng: Vào năm Thiệu Phong thứ nhất đời vua Trần Dụ Tông (1344) có sáu ông là: Phạm Nguyệt, Tử Cung, Tử Hầu, Nguyễn Nga, Nguyễn Thận, Đỗ Bào là những người thợ rèn giỏi ở làng Hoa Chàng, tổng Trung Lương, phủ Đức Thọ (Hà Tĩnh) thường mang hàng nông cụ và các đồ dùng gia dụng ra Bắc bán. Khi đến vùng đất Tây Chân, phủ Thiên Trường (nay là thôn Vân Chàng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), thấy phong cảnh hữu tình, đất đai phì nhiêu màu mỡ, các ông liền dừng chân ở lại sinh sống. Tại đây, các ông đã chiêu mộ thêm dân, xây dựng trại ấp, dạy dân trồng lúa và mở lò rèn chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp. Nhân dân địa phương và các nơi khác đến học nghề rất đông, từ đó dần phát triển thành làng rèn.
Ông Đoàn Văn Cường – Chủ tịch HĐQT Công ty Nhôm Nam Sung; Bà Trần Thị Huấn – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Nhôm Nam Sung Đại diện Ban tổ chức thắp hương cúng tổ Đình làng Vân Chàng
Thần phả đình làng Vân Chàng cho biết, sáu vị tổ nghề đã cùng 15 vị tổ thuộc các dòng họ: Đoàn, Trần, Vũ, Nguyễn, Đỗ, Ngô... chiêu mộ nhân dân khai phá đồng ruộng, phát triển sản xuất và mở mang nghề nghiệp. Năm Quý Sửu (1373), đời vua Trần Duệ Tông, niên hiệu Long Khánh 2, sau khi truyền dạy nghề cho người dân nơi đây, sáu vị tổ lại trở về quê cũ làng Hoa Chàng (Hà Tĩnh) tiếp tục truyền dạy nghề rèn. Để tri ân công đức của các ông tổ nghề, nhân dân địa phương đã đặt tên làng là Hoa Chàng - quê gốc của các vị Tổ sư (đến thời Nguyễn đổi thành làng Vân Chàng); lập đền thờ tôn làm: Phúc thần - Lục vị Tổ sư - Đương cảnh Thành hoàng và lấy ngày 15 tháng 11 âm lịch là ngày sáu vị Tổ sư từ làng Vân Chàng trở về quê cũ làm ngày chính kỵ.
Đặc biệt, Đình Làng Vân Chàng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, một công trình kiến trúc mang đậm nét nghệ thuật, văn hóa.
Có thể nói, ngay từ sáng sớm, không khí Lễ hội đã rộn ràng từ ngoài đường vào đến sân đình. Người dân từ các thôn, bản, khách thập phương về với lễ hội trong niềm vui hân hoan. Ai cũng chuẩn bị cho mình những mâm lễ thành kính dâng lên thờ tổ để cầu mong cho một năm mới bình an, sung túc.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó trưởng ban Thường trực phụ trách Ban công tác Đại biểu thuộc Ủy Ban thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khoá 15 trao tặng quà cho đại diện ban tổ chức
Nhà báo Lại Đức Hồng, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển, Phó Viện trưởng thường trực viện trao tặng quà cho đại diện ban tổ chức
Cũng tại buổi Lễ, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực cùng các thành viên tiến cúng thờ Tổ với kinh phí 50 triệu đồng.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ:
Xuân Anh