CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

18 hoạt động quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ở Trung Quốc

21/08/2024 - 11:26
A A- A+

Tuy chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc chỉ diễn ra trong hơn hai ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có 18 hoạt động quan trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Phu nhân và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân chụp ảnh chung trong chuyến thăm. (Ảnh: Baoquocte)

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí sau chuyến thăm.

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sau khi được bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Ông Lê Hoài Trung cho biết, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp rất trọng thị, chu đáo, bố trí các biện pháp lễ tân, hậu cần, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam và cá nhân đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Tuy chuyến thăm chỉ diễn ra trong hơn hai ngày, nhưng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã có 18 hoạt động quan trọng.

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cùng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hội đàm cấp cao, chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác, dự tiệc trà và chiêu đãi cấp Nhà nước do đồng chí Tập Cận Bình chủ trì; hội kiến với 3 đồng chí lãnh đạo chủ chốt còn lại, gồm Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh; gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Bắc Kinh và cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc.

Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đã đến thăm tỉnh Quảng Đông, thăm Di tích Trụ sở Việt Nam Cách mạng Thanh niên, viếng mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái, dự Gặp gỡ nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc, hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hoàng Khôn Minh.

Cùng với việc tham gia một số hoạt động chính thức cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Ngô Phương Ly đã gặp gỡ, trao đổi với giáo sư Bành Lệ Viên, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, góp phần tăng cường hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước và nhân dân hai nước.

Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đều khẳng định sự coi trọng quan hệ lẫn nhau. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam là coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các lãnh đạo chủ chốt Trung Quốc khẳng định coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.

Hai bên coi đây là lựa chọn chiến lược của mỗi bên. Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì đối thoại chiến lược cấp cao, xây dựng quan hệ giữa hai người đứng đầu hai Đảng, hai nước, giữa các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến về quan hệ hai Đảng, hai nước, nhất trí cho rằng quan hệ Việt – Trung thời gian qua đã phát triển nhanh chóng, tích cực, toàn diện, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Hai bên nhất trí các phương hướng lớn nhằm thực hiện hiệu quả những thỏa thuận, nhận thức chung cấp cao, trong đó có những thỏa thuận đạt được giữa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong hơn 10 năm qua.

Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã dành nhiều quan tâm và thời lượng để trao đổi về định hướng hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như ngoại giao, quốc phòng, công an; mở rộng hợp tác kết nối giữa sáng kiến “Vành đai và Con đường” với khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai”; nhất trí đẩy nhanh xây dựng “kết nối cứng” về hạ tầng cơ sở, cửa khẩu, đường sắt qua biên giới giữa hai nước; tăng cường “kết nối mềm” về hải quan thông minh.

Trung Quốc sẵn sàng cung cấp viện trợ không hoàn lại để Việt Nam quy hoạch và nghiên cứu khả thi các tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc ở phía Bắc; tích cực nghiên cứu thí điểm cửa khẩu thông minh, thí điểm xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, cũng như xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, ổn định; ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc tham gia phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Ngoài Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc, trong chuyến thăm, hai bên đã ký kết 16 văn kiện triển khai hợp tác thiết thực trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác lý luận, đào tạo giữa hai Đảng, giao thông, ngân hàng, giáo dục, y tế, thương mại, các nghị định thư về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam (dừa tươi, sầu riêng đông lạnh, cá sấu), báo chí tuyên truyền.

Các văn kiện ký kết phản ánh sinh động hai bên quyết tâm thúc đẩy “hợp tác thực chất sâu sắc hơn”.

Theo Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, một điểm nhấn đáng chú ý trong chuyến thăm là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã có chuyến thăm thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.

Năm 2024 vừa tròn 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh với danh nghĩa Cố vấn quốc tế của Quốc tế Cộng sản đặt chân đến Quảng Châu, một mảnh đất cách mạng sôi nổi của Trung Quốc và khu vực.

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tạo tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Cũng trong thời gian từ năm 1924 đến năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng của Trung Quốc đã thiết lập nên mối tình hữu nghị hết sức thắm thiết mà sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Trung Quốc miêu tả là “Mối tình thắm thiết Việt – Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Vì vậy, chuyến thăm Quảng Đông lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp hai bên cùng nhau ôn lại quan hệ hữu nghị truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, giúp tạo thêm nền tảng xã hội vững chắc hơn cho quan hệ giữa hai bên.

Hướng tới năm 2025 khi hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/01/1950-18/01/2025), Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước quyết định lấy năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam – Trung Quốc”. Đây là dịp để hai bên tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tình hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc, củng cố nền tảng xã hội vững chắc hơn nữa.

Chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp, là hoạt động quan trọng triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam, trong đó có chính sách coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc.

Những thỏa thuận cấp cao và kết quả cụ thể đạt được trong chuyến thăm sẽ tiếp tục góp phần củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, tạo môi trường hòa bình, ổn định, mang lại nhiều điều kiện thuận lợi hơn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đề ra, ông Lê Hoài Trung khẳng định.

Theo Báo Tiền Phong

18/09/2024
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
17/09/2024
Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư và chào xã giao.
17/09/2024
Bộ Nội vụ cho biết, hiện có hơn 7.000 viên chức tại các bộ ngành, địa phương sẽ được chuyển thành công chức. Bộ đang nghiên cứu phương án về chế độ công chức hợp đồng để đưa vào chính sách tổng thể với những trường hợp này.
16/09/2024
Phát biểu trong chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.
16/09/2024
Ngày 15.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, động viên người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.
16/09/2024
Sáng 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
13/09/2024
Ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2024. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư cùng bạn đọc.
10/09/2024
Những ngày qua, bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía Bắc nước ta. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
28/08/2024
Sáng 28.8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, thống nhất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành