CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Bộ Y tế tăng cường chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025

10/02/2025 - 09:44
A A- A+

Trước nguy cơ bùng phát dịch sởi trở lại, Bộ Y tế vừa ban hành "Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025".

Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.

Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có có chùm ca bệnh không để dịch lan rộng. Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.

soi.jpg

Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, năm 2024 cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Độ tuổi của các ca dương tính sởi trong năm 2024 cho thấy xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng (chiếm khoảng 25 %). Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế cùng với việc tăng cường tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng, chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 01-10 tuổi đã được triển khai từ tháng 9.2024 tại 31 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 2495/QĐ-BYT ngày 22.8.2024 ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024 và Quyết định số 3526/QĐ-BYT ngày 22.11.2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định 2495/QĐ-BYT.

Đến nay, 7/31 tỉnh, thành phố đã kết thúc chiến dịch trong giai đoạn 1. Trong đó, 24 tỉnh, thành phố đang tiếp tục triển khai tổ chức tiêm, tiêm vét cho các đối tượng để kết thúc chiến dịch giai đoạn 1.

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng tại vùng nguy cơ năm 2025, trên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ và đề xuất của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc triển khai tiêm chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi giai đoạn 2 cho đối tượng trẻ từ 1-10 tuổi và triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung cho nhóm đối tượng là trẻ từ 6-9 tháng tuổi.

Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ học, tình hình dịch bệnh sởi hiện nay, khuyến cáo và ý kiến thống nhất của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025.

Việc này nhằm đạt mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.

Theo đó, đối tượng tiêm của chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra. Trẻ từ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra, nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vắc xin từ nguồn tài trợ và nguồn lực của địa phương, trên cơ sở trao đổi thống nhất với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực.

Về phạm vi triển khai, trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh, nguồn lực của địa phương để trao đổi với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực đề xuất mở rộng phạm vi triển khai cho nhóm tuổi này.

Trẻ từ 1-10 tuổi, giai đoạn 1: Các tỉnh, thành phố thuộc Quyết định số 2495/QĐ-BYT ngày 22.8.2024 ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024 và Quyết định số 3526/QĐ-BYT ngày 22.11.2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định 2495/QĐ-BYT chưa hoàn thành chiến dịch, tiếp tục khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Giai đoạn 2: Tại 17 tỉnh, thành phố Thái Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao. Đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi (ghi nhận những trường hợp sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch, các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch.

Theo khuyến cáo của WHO, lứa tuổi tiêm chủng vaccine sởi ở những nước có bệnh sởi lưu hành là tiêm mũi 1 - 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc 15-18 tháng tuổi, còn ở những nước đã loại trừ bệnh sởi, tiêm mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai lúc 15-18 tháng tuổi.

WHO cũng khuyến cáo việc tiêm bổ sung một mũi vaccine có chứa thành phần sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong những trường hợp gồm: Khi đang bùng phát dịch sởi, trong các chiến dịch nơi mà nguy cơ mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi cao, sau đó trẻ tiếp tục được tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần).

Theo Báo Đại biểu Nhân dân 

02/05/2025
Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.
29/04/2025
Quả óc chó được coi là nguồn dinh dưỡng giàu chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Nếu tiêu thụ quả óc chó hàng ngày trong thời gian dài, sẽ có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và giúp giảm nguy cơ ung thư.
29/04/2025
Ngày 28.4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, nhờ được cấp cứu và xử lý kịp thời, 9 nạn nhân trong vụ tai nạn lật xe khách tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định. Tất cả, các bệnh nhân được chuyển về các khoa chuyên môn của bệnh viện để tiếp tục điều trị và chăm sóc chuyên sâu.
28/04/2025
Thực phẩm không đảm bảo an toàn không chỉ là mối đe dọa trước mắt (ngộ độc thực phẩm cấp tính, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..), mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với sức khỏe.
28/04/2025
Ngày 27.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, thu hồi sản phẩm mì chính giả của công ty TNHH Famimoto Việt Nam.
28/04/2025
U xơ thần kinh là bệnh lý hiếm gặp. Dù không thể điều trị triệt căn, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên theo dõi và can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống.
25/04/2025
Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện trường hợp giả mạo giấy tờ, con dấu của bệnh viện để kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội.
25/04/2025
Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh nguy hiểm này đang dần có xu hướng trẻ hóa và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.
23/04/2025
Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong tuần 16 năm 2025 (từ ngày 14 - 16/4). Đáng chú ý, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố tăng 35,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành