CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Cần làm rõ quản lý di sản văn hóa ở Nam Định

23/09/2024 - 11:37
A A- A+

Tuần qua, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) có văn bản số 1003/ DSVH-DT gửi Sở VHTTDL tỉnh Nam Định để “tuýt còi” việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát thuộc khu di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy.

Vì sao Cục Di sản văn hóa lại yêu cầu dừng việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong thì báo chí và dư luận đã phản ánh, chỉ rõ nên ở đây không cần thiết phải nhắc lại, tuy nhiên xung quanh vụ việc này vẫn còn đó vấn đề cần được làm sáng tỏ trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định.

 Bỏ qua cấp xã, từ huyện Vụ Bản đến Sở VHTTDL Nam Định đều tỏ tường rằng, tại Phủ Vân Cát hiện không có các sắc phong. Điều này đã thể hiện trong hồ sơ khoa học xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy, cụ thể là bản thống kê hiện vật tại di tích Phủ Vân Cát.

Theo lý thuyết, không còn hiện vật gốc nghĩa là sắc phong cổ đã bị mất hoặc đã hư hỏng rất nặng do nhiều nguyên nhân khác nhau thì căn cứ vào đâu và cái gì để làm bản sao, chứ chưa nói đến phục hồi. Vậy mà UBND huyện Vụ Bản, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định vẫn “nhiệt tình” đề nghị cơ quan nghiên cứu quan tâm phục hồi sắc phong trên cơ sở nội dung đơn của thủ nhang Phủ Vân Cát, bỏ qua hay làm ngơ quy định của Luật Di sản văn hóa.

Tại Điều 46 Luật Di sản văn hóa đã quy định rõ như ban ngày, “Việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau”, trong đó nhất thiết phải “có bản gốc để đối chiếu”. Người viết không tin UBND huyện Vụ Bản và Sở VHTTDL tỉnh Nam Định lại không biết có quy định này trong Luật Di sản văn hóa.

Nhưng người viết lại không thể tin nổi vì sao, đường đường là cấp huyện quản lý di sản văn hóa ở địa phương, là một Sở quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên toàn tỉnh, thế nhưng UBND huyện Vụ Bản và Sở VHTTDL tỉnh Nam Định vẫn “vô tư” đề nghị cơ quan nghiên cứu quan tâm, tạo điều kiện phục hồi sắc phong Phủ Vân Cát, trong khi đó họ cũng thừa biết Luật Di sản văn hóa không có quy định nào về việc phục hồi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Chưa hết, huyện Vụ Bản cũng rất “nôn nóng” đề nghị Sở VHTTDL xem xét, tạo điều kiện và hướng dẫn địa phương đón nhận sắc phong thác bản (bản phục hồi sắc phong), và Sở này cũng chưa cần suy xét kỹ nên lập tức có văn bản gửi Cục Di sản văn hóa xin ý kiến về việc tiếp nhận bản phục hồi sắc phong tại Phủ Vân Cát.

Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh; chính quyền cấp huyện được tỉnh phân cấp quản lý di tích, danh thắng ở địa phương mà “không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa vì việc làm bản sao chỉ được thực hiện khi có bản gốc và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về VHTTDL”, thì thử hỏi họ sẽ quản lý, bảo vệ và phát huy di sản như thế nào? Hay nói như dư luận đang râm ran, “họ biết quy định cả đấy nhưng vì lợi ích gì đó nên cứ ký trình, ký đề nghị...”?

Bởi vậy, qua vụ việc cụ thể này cấp có thẩm quyền cần làm rõ về công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó xác định trách nhiệm của những cá nhân liên quan. Quản lý mà không “thuộc” luật, bỏ qua luật thì rất nguy hiểm. 

Theo Báo Văn Hóa

05/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Văn Hoá điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
09/09/2024
Sở GTVT Phú Thọ cho biết cầu Phong Châu trên địa bàn tỉnh đã bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi). Lần gần đây nhất cây cầu được sửa chữa là vào năm 2023.
27/12/2024
Sáng 26.12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và chỉ đạo Hội nghị.
27/12/2024
Sáng 27/12/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
27/12/2024
Đánh giá lực lượng công an nhân dân đã đạt những kết quả nổi bật mang tính "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái", bảo đảm an ninh, an toàn, an dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu tăng tốc bứt phá trong thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng nền an ninh nhân dân sâu rộng, thế trận an ninh nhân dân toàn diện và thế trận lòng dân vững chắc, bảo đảm an ninh trật tự phải gắn liền với mở rộng không gian phát triển.
20/12/2024
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989- 22.12.2024), sáng 20.12, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
20/12/2024
Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
20/12/2024
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
16/12/2024
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành