CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

"Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất"

22/07/2024 - 14:33
A A- A+

"Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa, ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ. Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất".

Trong số rất nhiều phát ngôn thường được trích dẫn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi ấn tượng nhất với câu nói trên đây của ông tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ngày 15.9.2021. Câu nói này cũng được Tổng Bí thư nêu lên trong một số dịp khác và có sức lay động, truyền cảm hứng mạnh mẽ.

Đặt trong bối cảnh cụ thể, mỗi khi nhắc lại câu nói trên đây của Tổng Bí thư, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ không khỏi lắng đọng, suy ngẫm về những nhu cầu, giá trị mà mọi người đều hướng đến nhưng lại có thể xung đột với nhau. Đó là mối quan hệ giữa những lợi ích vật chất và những giá trị tinh thần, có tính đạo đức như danh dự, trách nhiệm, bổn phận, liêm chính.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Media.Quochoi)

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân đều bị thôi thúc bởi các lợi ích riêng tư. Nhưng khi làm việc cho Nhà nước, mỗi người lại được yêu cầu và kỳ vọng sẽ không để những lợi ích riêng đó chi phối, ảnh hưởng đến công việc của mình, và lợi ích chung. Trên thực tế, với nhiều "người Nhà nước", giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung không phải là việc dễ dàng.

Cũng chính vì thế, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã để nhu cầu và lợi ích riêng chi phối công việc, dẫn đến các vi phạm ở các mức độ khác nhau. Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến năm 2022, hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật vì hành vi tham nhũng; gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện bất liêm, coi nhẹ liêm sỉ và danh dự của những người làm việc trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Phát ngôn và hành động của ông là nhất quán, đã đúc kết qua nhiều tác phẩm chính luận và cả những câu nói lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, điển hình như: "Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy"; "không dừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ bất kể người đó là ai".

Được bầu vào Bộ chính trị từ năm 1997 và là người đứng đầu Đảng gần trọn 3 nhiệm kỳ, ông luôn ý thức về các nguyên tắc tổ chức, vị trí và thẩm quyền của mình, thể hiện qua những lần khẳng định công khai tại nhiều sự kiện: Cá nhân phải hòa vào tập thể, phục tùng tập thể, chứ không được đứng trên tập thể Ban lãnh đạo.

Trong cuộc sống hàng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu gương sáng về sự thanh liêm, giản dị. Phòng làm việc của ông không hề bày biện cầu kỳ và cũng rất ít vật dụng, phía trên là ảnh Bác Hồ và trong phòng chỉ có bàn họp, tủ sách, báo chí... Ông và gia đình từng sinh sống trong căn phòng 25m2 tại khu nhà tập thể trước khi chuyển đến nhà công vụ; sử dụng xe công đời cũ; nhờ người chở bằng xe máy khi tới họp mặt lớp cũ. Gặp thầy cô, bạn bè, ông nói: "Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn… Chức tước như phù vân!".

Trên thế giới có nhiều định nghĩa về lãnh đạo và những mô hình hay phong cách lãnh đạo khác nhau. Khi cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dừng lại ở tuổi 80, nhiều người đã gọi ông là "người cộng sản chân chính" hay "người đốt lò vĩ đại". Một cách tự nhiên, người dân và cộng đồng nghĩ về ông với danh xưng như vậy, từ sự tôn trọng, ngưỡng mộ cá nhân và từ chính cuộc đời tận hiến, sự thanh liêm, trọng danh dự, nhất quán giữa phát ngôn và hành động của ông.

Bằng chính cuộc đời và những cống hiến của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự là tấm gương tiêu biểu để cán bộ, đảng viên noi theo. Cá nhân tôi ấn tượng về ông trước hết là một nhà lãnh đạo dựa trên giá trị, luôn kiên định với các giá trị nền tảng của chủ nghĩa xã hội và những giá trị mà ông tin là quan trọng và cần thiết cho Đảng, Nhà nước, và cộng đồng xã hội. Và thiết nghĩ dù trong hoàn cảnh nào, hai giá trị "Liêm chính" và "Danh dự" luôn là những phẩm chất cần có của mỗi cán bộ, đảng viên..

Nếu liêm chính được hiểu đơn giản là không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân, nhóm thiển cận, thì danh dự là ý thức luôn coi trọng, giữ gìn thể diện, giá trị của bản thân và của tổ chức.

Trong thực tế, người cán bộ, đảng viên thẩm thấu hai giá trị liêm chính và danh dự là người xác định tinh thần phụng sự đất nước chứ không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hưởng lợi bất chấp các quy định pháp lý hay giới hạn đạo đức, không trốn tránh trách nhiệm và bổn phận với Đảng, Nhà nước, và Nhân dân.

Nói cách khác, khi sự liêm chính thẩm thấu vào nhận thức, hành động và lối sống của một người cán bộ, đảng viên thì người đó vừa giữ gìn được danh dự của cá nhân mình, vừa góp phần đề cao và bảo vệ một trong các giá trị nền tảng của người làm việc trong khu vực công.

"Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất". Đây là lời nhắc nhở và là một tiếng chuông thức tỉnh đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, không chỉ về phẩm chất liêm chính và danh dự, mà rộng hơn là ý thức giữ gìn và vun đắp phẩm giá và nhân cách của một con người.

Tác giả: Ông Nguyễn Văn Đáng có bằng tiến sĩ Quản trị công và chính sách từ trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield, Đại học Portland State, Mỹ. Hiện ông công tác tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Theo Dân Trí 

19/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự các sự kiện của Liên Hợp Quốc, làm việc tại Mỹ và thăm cấp nhà nước Cuba.
18/09/2024
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
17/09/2024
Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư và chào xã giao.
17/09/2024
Bộ Nội vụ cho biết, hiện có hơn 7.000 viên chức tại các bộ ngành, địa phương sẽ được chuyển thành công chức. Bộ đang nghiên cứu phương án về chế độ công chức hợp đồng để đưa vào chính sách tổng thể với những trường hợp này.
16/09/2024
Phát biểu trong chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.
16/09/2024
Ngày 15.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, động viên người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.
16/09/2024
Sáng 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
13/09/2024
Ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2024. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư cùng bạn đọc.
10/09/2024
Những ngày qua, bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía Bắc nước ta. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành