CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Đề xuất cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

07/03/2025 - 10:24
A A- A+

Tại Hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội chiều 6.3, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, chủ trì xây dựng Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội; trong đó có chính sách lựa chọn chủ đầu tư dự án không qua đấu thầu - giải pháp nhiều doanh nghiệp đề xuất.

Có sự giao thoa, lúng túng về thủ tục giữa luật mới, luật cũ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Chính phủ đã ban hành gần 20 văn bản chỉ đạo triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân giai đoạn 2021 - 2030.

Đến nay, có 10 tỉnh, thành phố đã đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, và 30 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai Đề án. Hầu hết các địa phương đều dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với diện tích 9.737ha đất cho nhà ở xã hội. Nhiều địa phương, như Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương… đã dành quỹ đất tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, bảo đảm đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, một số địa phương bố trí quỹ đất chưa tương xứng với nhu cầu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, từ năm 2021 đến nay có 655 dự án nhà ở xã hội đã triển khai với 593,4 nghìn căn. Riêng năm 2024 có 28 dự án với 20,2 nghìn căn đã hoàn thành, 23 dự án với 25,4 nghìn căn đã được cấp phép và khởi công, và 113 dự án với 142,4 nghìn căn được chấp thuận chủ trương đầu tư. Mục tiêu năm 2025 là hoàn thành 100 nghìn căn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội chiều 6.3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội chiều 6.3

Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cho biết, quá trình triển khai nhà ở xã hội gặp một số khó khăn. Cụ thể, có những dự án khi hoàn thiện thì hạ tầng bên trong nội khu lại thiếu, chậm được kết nối với hạ tầng khu vực. Bên cạnh đó, quy định về trình tự thủ tục, thời gian để phát triển 1 dự án nhà ở xã hội khá lớn. Quá trình xét duyệt phương án kinh doanh cũng như xét duyệt hồ sơ đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách nhà ở xã hội còn kéo dài do cơ sở dữ liệu về các đối tượng được hưởng ưu đãi chưa có hoặc chưa đầy đủ…

Đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) cũng nêu 4 nhóm vướng mắc hiện nay. Thứ nhất, việc bố trí quỹ đất dành cho thực hiện các dự án nhà ở xã hội còn rất ít, rất thiếu, và đặc biệt chưa đồng đều, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật; thủ tục và quy trình phê duyệt dự án còn tương đối dài. Thứ hai, giá nhà ở xã hội khống chế lợi nhuận cho chủ đầu tư không quá 10%. Trong điều kiện hiện nay, vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động, thủ tục kéo dài, dẫn đến chi phí tăng do việc thực hiện các dự án bị kéo dài, dẫn đến lợi nhuận không được bảo đảm.

Thứ ba, việc giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, ví dụ gói 120 nghìn tỷ đồng gặp khó khăn do quy trình, thời gian thẩm định tương đối khó và dài, người mua nhà khó chứng minh thu nhập trong khi doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Cuối cùng là sự giao thoa và lúng túng về các thủ tục hành chính giữa các luật mới và luật cũ vẫn còn giá trị hiện hữu.

Áp dụng chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng hoan nghênh một số địa phương vừa qua đã khởi công các dự án nhà ở xã hội lớn, song bày tỏ trăn trở khi "đất trong tay chúng ta, tiền có thể huy động, cơ chế, chính sách, thủ tục do ta mà việc xây dựng nhà ở xã hội không chuyển biến hoặc chuyển biến rất chậm".

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 1 triệu nhà ở xã hội, đại diện nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có cơ chế ưu tiên thông qua việc rút ngắn các trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện các trình tự, thủ tục đó.

Cụ thể, trong khâu lựa chọn nhà đầu tư, đại diện HUD đề nghị áp dụng chỉ định thầu đối với các dự án đã có nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ điều kiện - ví dụ dựa trên xếp hạng các nhà đầu tư theo thang điểm thông qua đánh giá hồ sơ năng lực, kinh nghiệm… Hoặc, rút ngắn quy trình đấu thầu bằng cách nâng cao năng lực, trách nhiệm bên mời thầu nhằm giảm bớt các thủ tục, thời gian không cần thiết như: sửa đổi, làm rõ, gia hạn hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu.

Tương tự, đại diện Vingroup kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song. Ví dụ, cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… sẽ rút ngắn nhiều thời gian. Nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.

Cũng mong muốn có nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp hài hòa, thủ tục tinh, gọn, nhẹ, đại diện Tập đoàn Phú Cường đề xuất Bộ Xây dựng trình Chính phủ triển khai dự án thí điểm với thủ tục nhanh, gọn; bên cạnh đó, cần làm thủ tục đồng thời với thực hiện dự án.

Liên quan đến vấn đề chỉ định thầu trong khâu lựa chọn nhà đầu tư, đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho rằng, nên chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỷ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, chủ trì xây dựng Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; bao gồm chính sách lựa chọn chủ đầu tư dự án không thông qua đấu thầu và một số chính sách khác.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp các kiến nghị, báo cáo để Chính phủ đề xuất có thẩm quyền với các nội dung vượt thẩm quyền của Chính phủ (như liên quan đấu thầu, chỉ định thầu, giao đất, mô hình tài chính phù hợp, mức lợi nhuận phù hợp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố mở rộng vốn cho doanh nghiệp, ưu đãi hạ tầng, thủ tục hành chính…); trong đó có đề xuất ban hành Nghị quyết của Chính phủ để thí điểm chỉ định thầu trong thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Theo Báo Đại biểu Nhân dân

05/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Văn Hoá điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
09/09/2024
Sở GTVT Phú Thọ cho biết cầu Phong Châu trên địa bàn tỉnh đã bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi). Lần gần đây nhất cây cầu được sửa chữa là vào năm 2023.
30/06/2025
Các tỉnh, thành phố mới thành lập sau sắp xếp vừa đồng thời công bố nhân sự lãnh đạo chủ chốt, trong đó có danh sách bí thư các tỉnh, thành ủy được Bộ Chính trị chỉ định.
30/06/2025
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
10/06/2025
Ngày 8-6-2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Giồng Trôm tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống.
21/05/2025
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
12/05/2025
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ 11-12/5/2025, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp Hội hữu nghị và giao lưu văn hóa với nước ngoài của Belarus, Hội hữu nghị Belarus-Việt Nam và các cựu chuyên gia Belarus đã từng giúp đỡ Việt Nam.
12/05/2025
Sáng 12/5, trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, ngày 15/3/2026 sẽ là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
06/05/2025
Hơn 2.700 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 1.300 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành