CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Độc tính của quả Hồng châu ở đâu mà nó có thể dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch?

21/04/2024 - 08:36
A A- A+

Quả Hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm. Vì thế đây cũng là các tháng trong năm thường ghi nhận các vụ ngộ độc do ăn phải quả Hồng châu, chủ yếu là trẻ em…

Quả Hồng châu là loại quả được hái từ cây Hồng châu

Hồng châu còn có tên gọi khác: Cây móc quạ, cây mề gà, cây rom, cây khua mật...

Tên khoa học: Capparis versicolor Griff, thuộc họ họ Màn Màn (Capparaceae).

1. Đặc điểm sinh học

Cây Hồng châu thường mọc ở khu vực núi đá thuộc dạng cây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to bằng 2 ngón tay người lớn, dài khoảng từ 11 - 12cm, màu của lá xanh đậm.

Quả Hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm, cũng là những tháng trong năm thường ghi nhận các vụ ngộ độc khi người dân ăn phải loại quả này.

Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, quả hồng châu chín có màu tím đậm, khi xanh thì nó có màu xanh nhạt. Quả hồng châu chín khá mềm, có phần vỏ trơn bóng, nhẵn, nếu bổ đôi quả hồng châu ra sẽ thấy phía trong sát vỏ có một lớp màu hồng.

Một quả Hồng châu có từ 4 - 6 hạt, hạt được bao bọc trong một lớp cùi màu trắng đục, khá mềm. Phần cùi bao bọc quả rất mọng nước, hạt của quả Hồng châu có màu tím sẫm rất đẹp và có kích thước bằng hạt ngô. Quả Hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm.

Vì thế đây cũng là các tháng trong năm thường ghi nhận các vụ ngộ độc do ăn phải quả Hồng châu, chủ yếu là trẻ em, tập trung ở độ tuổi từ 6 - 12 tuổi (chưa đủ nhận thức).

2. Độc tố quả Hồng Châu nằm ở hạt

Quả Hồng châu có các alcaloid, thường thấy trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi) của quả. Alcaloid có độc tính tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp

Các thử nghiệm trên chuột cho thấy, liều tối thiểu gây chết qua đường tiêu hóa của hạt có cả cùi đối với thỏ là 18g/kg thể trọng, đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng (động vật chết do suy hô hấp và trụy tim mạch).

Các triệu chứng khi bị ngộ độc quả hồng châu biểu hiện như: Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch. Hiện nay khi ngộ độc quả hồng châu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy điều trị triệu chứng là chủ yếu.

Alcaloid được tìm thấy chủ yếu trong thực vật và đặc biệt phổ biến trong một số họ thực vật có hoa. Trên thực tế, ước tính có tới 1/4 thực vật bậc cao có chứa alcaloid, trong đó có hàng nghìn loại khác nhau đã được xác định.

Chức năng của alcaloid trong thực vật vẫn chưa được hiểu rõ. Có ý kiến cho rằng chúng chỉ đơn giản là chất thải của quá trình trao đổi chất của thực vật, nhưng bằng chứng cho thấy chúng có thể phục vụ các chức năng sinh học cụ thể.

Ở một số thực vật, nồng độ của alcaloid tăng ngay trước khi hình thành hạt và sau đó giảm xuống khi hạt chín, điều này cho thấy rằng alcaloid có thể đóng một vai trò trong quá trình này. Ancaloid cũng có thể bảo vệ một số loài thực vật khỏi bị phá hủy bởi một số loài côn trùng.

Một số loại alcaloid được phân hủy do tác dụng nhiệt (khi đun sôi), người ăn không bị nhiễm độc, nhưng có một số loại không bị phân hủy bởi nhiệt độ, rất dễ bị ngộ độc khi ăn.

Trong cây, các alcaloid thường ở dạng muối của các axit hữu cơ như axit malic, limonic, oxalic, succinic... Dưới dạng này, chúng dễ tan trong nước nên dễ hấp thu qua bộ máy tiêu hóa của người và động vật và gây độc mạnh.

Độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt.

3. Các phương pháp xử lý

- Cần được nhanh chóng gây nôn: Để thải bớt chất độc ra ngoài, bằng cách móc họng gây nôn hoặc bằng mọi cách để gây nôn nhanh chóng. Khi nôn được có thể gây nôn nhiều lần bằng cách cho uống nhiều nước rồi gây nôn,

- Hút chất độc bằng uống than hoạt tính: Liều lượng 50 -200gam.

-Rửa dạ dày: Ở những nơi có y tế áp dụng thủ thuật rửa dạ dày bằng nước oresol (thay cho nước) rửa dạ dày.

Đối với người dân, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không ăn các loại cây, củ, quả lạ mọc trong rừng, trong đó có quả hồng châu để phòng ngừa ngộ độc có thể dẫn đến tử vong. Khi thấy xuất hiện các các triệu chứng ngộ độc cần sơ cứu tại chỗ và đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Khi vận chuyển cho bệnh nhân nằm nghiêng. Trong quá trình di chuyển phải thường xuyên theo dõi tình trạng và sắc mặt của người bệnh. Nếu thấy thở yếu hoặc ngừng thở thì cần sử dụng dụng cụ sơ cứu và hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo.

Một số bài thuốc nam giải độc (khi bệnh nhân còn nuốt được):

Bài 1: Lá cây tóp mỡ 50-150 g tươi, nhai nuốt nước hặc giã giã thêm 300-500 ml vắt nước.

Tác dụng: giải độc, chống tiêu chảy, chống trụy tim mạch.

Bài 2: Cây rau trai núi (thài lài tía) 50-200g, nhai nuốt nước hoặc giã vắt nước uống.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống nôn, chống co giật, chống suy tim, thận.

Bài 3: Rễ cây đu đủ tươi 30g, rễ trinh nữ 30 gam, giã, thêm 300-500 ml vắt nước uống hoặc sắc uống.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống co giật, chống rung cơ, chống nôn, chống suy tim, thận

Bài 4: Lá bàng 30-100g, lá xuyến chi 100g giã thêm 300-500 ml vắt nước uống.

Bài 5: Lá cây chua ke 100g, lá cây bời lời nhớt 50g, tua đa (si) 50- 100g, giã, thêm 300-500 ml vắt nước uống.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống co giật, chống rung cơ, chống nôn, chống đi chảy, chống suy tim, thận...

Lương y. BSCKII Trần Ngọc Quế

Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình

 

19/09/2024
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1000/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
19/09/2024
Mưa, ngập úng là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh sinh sôi và gây bệnh cho con người. Các vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường.
18/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang bị ngập lụt, chia cắt. Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành Y tế Bắc Giang tập trung triển khai các biện pháp không để dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ.
17/09/2024
Bệnh mắt tuy không gây tử vong nhưng mù lòa sẽ gây giảm hoặc mất sức chiến đấu/lao động của mọi người.
14/09/2024
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, lực lượng quân y đã chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
10/09/2024
Nạn nhân được lực lượng cứu hộ tìm thấy và đưa ra khỏi khu vực sạt lở. Sau đó, người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng với chẩn đoán đa chấn thương.
10/09/2024
Theo thống kê sơ bộ của ngành Y tế Quảng Ninh đến ngày 8.9, sau khi bão Yagi đổ bộ, cơ bản các cơ sở y tế trên địa bàn đều bị thiệt hại gãy đổ cây xanh, vỡ kính các tòa nhà, hành lang, vỡ hỏng trần một số phòng; gián đoạn cung cấp suất ăn cho người bệnh...
06/09/2024
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo người dân để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cần lưu ý không nên chủ quan và tuân thủ theo các khuyến cáo cần làm trước, trong và sau bão.
06/09/2024
Ngay sau khi nhận được thông tin về cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với bão nhằm bảo đảm an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành