CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Lương chưa tăng mà giá cả đã tăng, đâu là giải pháp?

25/06/2024 - 11:20
A A- A+

Khẳng định đợt tăng lương vào ngày 1.7 sắp tới là lần tăng lương cao nhất từ trước đến nay, song các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, vẫn cần những chính sách thực chất trong thời gian tới để việc tăng lương có ý nghĩa và người được tăng lương không phải “nửa mừng, nửa lo” khi lương chưa tăng mà giá cả đã tăng.

Tăng lương cơ sở chỉ là giải pháp trước mắt

Vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024.

Chia sẻ bên lề Kỳ họp thứ 7, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng, đây là lần tăng lương cao nhất từ trước đến nay. Thông tin này khiến cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước rất phấn khởi.

“Tuy nhiên, bên cạnh phấn khởi thì tâm trạng còn lo lắng làm sao để chính sách nâng lương lần này đem lại giá trị thực sự cho người có thu nhập từ lương, cũng như người dân không có lương”, đại biểu Gia nói.

Đại biểu cho rằng, nếu như tăng lương mà vẫn giữ lạm phát ổn định, giá cả các mặt hàng không tăng thì đó là một điều rất tốt. Song nếu tăng lương mà giá cả cũng tăng thì không đem lại lợi ích gì cho người có thu nhập từ lương, trái lại càng gây khó khăn cho những đối tượng không có lương.

“Cho nên bên cạnh tăng lương thì tôi nghĩ Chính phủ cần phải thực hiện thật tốt các biện pháp để kiểm soát lạm phát, bảo đảm giá cả các mặt hàng không tăng thì đó mới là ý nghĩa của lần tăng lương lần này”, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) chia sẻ bên hành lang Quốc hội.

Đại biểu cũng cho biết, lần thực hiện tăng lương cơ sở này đã cho thấy cải cách chính sách tiền lương theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương vẫn chưa thực hiện được.

“Tôi cho rằng đây cũng là một nhiệm vụ mà Chính phủ cần phải tiếp tục thực hiện tốt, tức theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương thì đúng ra lần này chúng ta phải cải cách thang bảng lương, cách tính lương chứ không phải là chỉ đơn thuần tăng lương”, đại biểu tỉnh Hà Tĩnh cho biết.

Do đó, đại biểu cho rằng tăng lương cũng chỉ là một giải pháp trước mắt, còn về lâu dài cần phải thực hiện triệt để Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách tiền lương.

Theo đại biểu, cải cách chính sách tiền lương là một vấn đề hết sức khó và xây dựng hệ thống vị trí việc làm, thang bảng lương theo vị trí việc làm, các ưu đãi nghề… vẫn là vấn đề phức tạp.

“Cho nên lần này sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền thì Chính phủ điều chỉnh tăng lương. Tôi nghĩ đấy cũng là một giải pháp để khắc phục những bất cập trước mắt và những khó khăn hiện nay. Nhưng lộ trình tăng lương gắn với vị trí việc làm thì chúng ta chưa làm được tôi nghĩ cũng thỏa đáng khi chúng ta chưa đánh giá hết tác động”, đại biểu cho biết.

Theo đại biểu Gia, thực hiện nâng lương theo hệ số như hiện nay trước mắt giải quyết được vấn đề cấp thiết của cán bộ, công chức, người lao động có thu nhập từ lương. Vấn đề tiếp theo là làm sao để việc tăng lương có ý nghĩa.

“Nếu như tăng lương mà để tăng giá thì rất khó khăn cho những người không có thu nhập từ lương, còn người được tăng lương mà giá cũng tăng thì cũng không có ý nghĩa gì, tức chưa thực hiện tăng lương mà giá đã tăng rồi”, đại biểu Gia nói.

Do đó, đại biểu cho rằng tăng lương đồng thời kiềm được giá là điều rất tốt, bởi người được tăng lương cũng có lợi và người có thu nhập thấp không có lương, người lao động tự do, nông dân cũng sẽ đỡ vất vả hơn.

“Nếu như mà tăng lương giá cũng tăng thì đối tượng thiệt thòi nhất chính là người nông dân, những người không có lương”, đại biểu nêu quan điểm.

Làm thế nào để người được tăng lương không “nửa mừng, nửa lo”?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chia sẻ với phóng viên bên hành lang Quốc hội. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, đồng thời là Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, việc lương chưa tăng mà giá đã tăng là câu chuyện không mới trong mỗi đợt điều chỉnh lương của Chính phủ.

Đợt điều chỉnh lương từ ngày 1/7 này có thể nói là đợt điều chỉnh lớn nhất từ trước cho đến nay, với mức lương cơ sở tăng 30%, là mức độ tăng nhiều nhất từ trước tới nay.

Theo đại biểu, đối với người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ đón nhận tin này với tâm trạng “nửa mừng, nửa lo”.

Mừng bởi vì thu nhập từ lương đã được tăng lên đáng kể, bởi tăng tới 30%, nhưng lo là vì sợ vẫn tiếp diễn tình trạng như đã từng diễn ra từ trước tới nay: Hễ cứ tăng lương là giá cả lại tăng theo, khiến cho việc tăng lương gần như chỉ là tăng số tiền trong tài khoản chứ không phải là nâng cao mức sống của người lao động.

Chính bởi thế, đại biểu cho rằng bài toán đặt ra trong thời điểm hiện nay cũng khá nan giải đối với Chính phủ, đó là phải có những cải cách, chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, vi mô như thế nào để kiểm soát được giá cả.

Theo đại biểu, hiện tượng “té nước theo mưa” - lợi dụng việc tăng lương để tăng giá một cách không theo quy luật nào là hiện tượng có thật và cần phải có sự quản lý và chỉ đạo sâu sát từ cơ quan chức năng để làm sao tăng lương thực sự phải nhằm cải thiện đời sống của người lao động, để niềm vui tăng lương cho người lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước thêm trọn vẹn chứ không phải “nửa mừng nửa lo”.

Nữ đại biểu đoàn Hải Dương cũng cho rằng, chúng ta đã dự kiến cải cách tiền lương nhưng cuối cùng tại thời điểm hiện tại lại thực hiện tăng lương. Hai việc này có một điểm chung, đấy là khi cải cách tiền lương hay khi tăng lương thì lương của người lao động nói chung được điều chỉnh theo hướng tăng lên, nhưng có điểm khác nhau cơ bản là cách tính lương.

Thí dụ như cải cách tiền lương đã bỏ cách tính lương truyền thống theo mức lương cơ sở, theo ngạch bậc, theo thâm niên công tác và theo các loại phụ cấp và thay vào đó sẽ tính lương theo vị trí việc làm của người lao động.

Với cải cách tiền lương có rất nhiều ưu việt, đặc biệt là bảo đảm sự công bằng, khoa học hơn trong cách tính lương, như người lao động hiện nay thì cùng một vị trí việc làm, cùng một trình độ, nhưng nếu khác về thâm niên công tác thì mức lương của người lao động dù rằng phải đảm nhiệm cùng một công việc đấy, thì mức lương lại vô cùng khác nhau, thậm chí chênh nhau gấp mấy lần.

Thí dụ, với một sinh viên mới ra trường cũng rất có năng lực để tự đảm nhận những công việc đó so với một người đã làm công việc đó rất nhiều năm thì hai mức lương lại chênh nhau rất nhiều, dẫn đến chưa bảo đảm công bằng.

“Nếu như chúng ta cải cách được thì sẽ có được một cách tính tiền lương rất khoa học, hiện đại, công bằng và cũng tiệm cận với cách tính lương của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới”, đại biểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để thay đổi được cách tính tiền lương với sự thay đổi thực sự triệt để thì phải có nhiều điều kiện đi kèm.

“Khi chúng ta chuyển từ cái cũ sang cái mới thì phải có rất nhiều điều kiện để chuẩn bị, trong đó trước tiên phải có điều kiện về nguồn lực”, đại biểu cho biết.

Theo đó, về nguồn lực, trước tiên chúng ta cũng đã có được một khoản ngân sách nhất định, tiết kiệm trong một số năm để thực hiện nguồn cải cách điện lương.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cải cách tiền lương không phải chỉ dùng nguồn lực tiết kiệm, bởi đây là bài toán dài hơi. Do đó, bên cạnh việc tiết kiệm, vẫn cần nhiều giải pháp khác để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, để chỉ số GDP bình quân hằng năm tăng cao hơn chứ không chỉ đơn thuần là việc chúng ta để dành được “bao nhiêu tiền” để thực hiện cải cách tiền lương.

Ngoài ra, cần phải sửa đổi về mặt thể chế, bởi hiện nay với cách tính lương truyền thống liên quan đến rất nhiều các quy định pháp luật khác nhau. Thí dụ như Luật Bảo hiểm xã hội chúng ta vừa xem xét sửa đổi thì căn cứ cho người lao động đóng bảo hiểm là mức lương cơ sở. Bây giờ chúng ta sửa đổi cách tính lương thì đương nhiên sẽ phải sửa đổi. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát để sửa đổi các quy định pháp luật khác liên quan đến thi đua, khen thưởng...

Bên cạnh việc sửa đổi, chúng ta còn phải xây dựng được vị trí việc làm, mô tả từng vị trí việc làm đối với tất cả các ngành nghề hưởng lương từ ngân sách. “Đây là công việc khó nhất, lâu dài nhất và đến thời điểm hiện tại chúng ta chưa làm xong. Mặc dù trong những năm qua rất nỗ lực nhưng đây là việc mà cần rất nhiều thời gian và công sức”, đại biểu cho biết.

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác khiến cho việc cải cách tiền lương tính đến thời điểm này nếu thực hiện ngay vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính bởi vậy, Chính phủ quyết định trước mắt chưa thực hiện được toàn bộ các nội dung cải cách tiền lương và chỉ thực hiện một số nội dung, trong đó có nội dung tăng lương cơ sở.

“Việc tăng lương 30% đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Đó là người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước rất mong chờ mức lương về cơ bản sẽ đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của họ. Tôi nghĩ rằng đây là giải pháp trước mắt tốt nhất”, đại biểu cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo nữ đại biểu bên cạnh giải pháp trước mắt này, Chính phủ vẫn cần tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm thích hợp sau này.

“Tôi vẫn nhấn mạnh là để có một nguồn lực thực sự vững chắc để cải cách tiền lương thì những giải pháp đưa ra về tăng năng suất lao động, tinh giản, tinh gọn bộ máy và nâng cao GDP là điều rất quan trọng. Bởi vì có như thế chúng ta mới có một nguồn lực thực sự vững chắc để thực hiện cải cách tiền lương. Còn nếu như chúng ta không áp dụng đồng bộ các giải pháp khác thì cũng rất khó khăn trong việc tính toán các nguồn lực để cải cách tiền lương”, đại biểu Nga nói.

Theo Báo Nhân Dân

17/11/2024
Vừa qua, Câu lạc bộ Doanh nhân & Nghệ Sĩ yêu Nghệ Thuật tại các tỉnh, thành trên khắp cả nước đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban lãnh đạo lâm thời tại TP. Hồ Chí Minh.
07/11/2024
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2024, Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (SVCC), Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo kỷ niệm Ngày Ayurveda Quốc gia lần thứ 9, một dịp ý nghĩa nhằm quảng bá những lợi ích sức khỏe của Ayurveda – hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống lâu đời của Ấn Độ. Với chủ đề “Những đổi mới của Ayurveda phục vụ cho Sức khỏe Toàn cầu, đặc biệt là Phụ nữ,” Hội thảo không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, y học cổ truyền mà còn nhằm tăng cường nhận thức về sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.
16/09/2024
Cơn bão số 3 không chỉ là một thử thách khắc nghiệt về thiên nhiên mà còn là bài kiểm tra về sức mạnh nội sinh của con người Việt Nam. Giữa sự khắc nghiệt của mưa bão và thiên tai, những giá trị văn hóa truyền thống lại tỏa sáng, như những ngọn đèn rực rỡ trong đêm tối, chiếu rọi con đường chúng ta vượt qua khó khăn.
13/09/2024
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã gửi văn bản tới các cơ quan chức năng đề nghị xác minh tài khoản gửi 10.000 đồng ủng hộ bão lũ ghi tên Rạp Xiếc trung ương.
13/09/2024
Sáng 13/9, đại diện Ban Phong trào - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết đang tổ chức họp, rà soát thông tin về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
09/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
29/08/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu ngoại giao Việt Nam phải vươn lên những tầm cao mới để hoàn thành những trọng trách vinh quang mới, xứng đáng là “đội quân tiên phong”.
23/08/2024
Tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác đảng năm 2024 của Đảng uỷ Bộ VHTTDL tổ chức ngày 23-24.8 tại Quảng Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã trình bày 2 chuyên đề quan trọng.
23/08/2024
Đến Chùa Liên Hoa, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh hỏi sư cô Thích Nữ Diệu Hương thì Phật tử nào cũng biết bởi cô đã gắn với nhiều việc làm từ thiện, sẻ chia với những người có mảnh đời kém may mắn, những người có hoàn cảnh khó khăn.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành