CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?

19/09/2024 - 11:04
A A- A+

Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian sử dụng hoa đu đủ đực như một loại thức uống, món ăn hàng ngày.

Tuy hoa đu đủ đực rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng hàng ngày được. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực.

Giá trị dinh dưỡng của hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực giàu các chất dinh dưỡng như: Vitamin B1, C, A, axit gallic, phenol, beta - carotene, sắt, canxi, photpho, kali, quercetin… Những chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như: Giảm ho, kiểm soát tiểu đường, ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa hỗ trợ điều trị ung thư, giảm cân và một số bệnh khác.

Ai không nên dùng hoa đu đủ đực?

Tuy hoa đu đủ rất tốt đối với sức khỏe, nhưng chúng ta cần chú ý những trường hợp sau đây không nên sử dụng hoa đủ đực.

Phụ nữ mang thai không nên dùng : Trong hoa đu đủ đực có mủ có chất tương đồng như oxytocin và prostaglandin gây ra co thắt tử cung có thể gây ra sẩy thai và đẻ non. Ngoài ra trong hoa đủ đực có chất papain có thể ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi.

Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng: Tuy hoa đu đủ đực có chất enzym papain giúp cho tiêu hóa, nhưng nếu dùng liều cao, thời gian dài sẽ có hại cho cả mẹ và gây rối loạn phát triển tiêu hóa của bé.

Trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng: Trong hoa đu đủ đực có rất lớn chất papain, nếu trẻ dùng sẽ khiến cho tiêu hóa của trẻ mất cân bằng gây ra rối loạn tiêu hóa, làm tăng nguy cơ trẻ sẽ bị dị ứng với các chất có trong hoa đu đủ đực.

Hoa đu đủ đực tốt cho sức khỏe nhưng một số người không nên sử dụng.

Người đang bị loét dạ dày thì không nên dùng vì trong hoa đu đủ đực có chất sẽ làm cho bệnh loét dạ dày càng thêm nghiêm trọng hơn.

Những trường hợp mắc các bệnh lý về ung thư, tiểu đường, tim mạch … trước khi sử dụng tốt nhất tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng hoa đu đủ đực. Vì hoa đu đủ đực không thể thay thế các thuốc đặc trị có chỉ định của bác sĩ được.

Người cơ địa bụng lạnh, tiêu hóa kém: Những trường hợp lạnh bụng và cơ thể hàn hay gặp vấn đề tiêu chảy thì không nên dùng vì trong hoa đủ đực có những chất khiến cho nhu động đường tiêu hóa tăng lên, sẽ làm cho những trường hợp đang mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa càng trầm trọng hơn.

Người có cơ địa dị ứng các thành phần của phấn hoa: Mỗi cơ địa cơ thể con người đều khác nhau. Vì vậy, đối với các trường hợp dị ứng bất kỳ với các loại phấn hoa thì hãy thận trọng trước khi sử dụng.

Những người đang sử dụng các loại thuốc tây có chỉ định của bác sĩ thì không nên sử dụng chung với hoa đu đủ đực vì có thể làm mất tác dụng của thuốc.

Người đang bị loét dạ dày thì không nên dùng vì trong hoa đu đủ đực có chất sẽ làm cho bệnh loét dạ dày càng thêm nghiêm trọng hơn.

Những trường hợp mắc các bệnh lý về ung thư, tiểu đường, tim mạch … trước khi sử dụng tốt nhất tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng hoa đu đủ đực. Vì hoa đu đủ đực không thể thay thế các thuốc đặc trị có chỉ định của bác sĩ được.

Những lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực

Không nấu hay uống chung với các loại thực phẩm như: rễ đu đủ, đậu xanh, rau muống, cà pháo, măng chua và các chất kích thích sẽ gây phản ứng hóa học, tạo thành độc tố có hại cho cơ thể.

Khi sử dụng hoa đu đủ đực chú ý nơi xuất xứ, tránh mua phải loại hoa co thuốc trừ sâu, bảo quản không tốt gây ra mốc, dùng sẽ có hại cho cơ thể.

Không uống hoa đu đủ đực liều cao (đun nước uống quá đặc), thời gian dài gây ra các tình trạng ngộ độc, rối loạn tiêu hóa …

Tốt nhất uống hoa đu đủ sau bữa ăn, tránh gây ra tình trạng gây bất lợi cho dạ dày.

Các trường đang sử dụng hoa đu đủ đực có các biểu hiện như: Đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, da mẩn ngứa … thì ngay lập tức ngừng sự dụng và đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được điều trị kịp thời.

Liều lượng dùng tốt nhất 5 đến 15 gam/ ngày, không dùng quá 1 tháng. Tốt nhất trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào đó thì nên tham khảo các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể đảm bảo an toàn và đạt được hiểu quả tốt nhất của thuốc.

Theo Lương y Trần Đăng Tài/ Báo Sức khỏe và Đời sống

04/10/2024
Việc bổ sung các loại hạt này vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, mà còn hỗ trợ gan trong việc loại bỏ độc tố và ngăn ngừa các bệnh lý.
02/10/2024
Nước lá ổi rất giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người truyền tai nhau uống nước lá ổi có thể giúp giảm cân, vậy uống nước lá ổi có giảm cân không, uống bao nhiêu lâu thì giảm?
26/09/2024
Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Vậy mắc sởi có nên tắm không?
26/09/2024
Trà hoa cúc được biết đến với đặc tính chữa bệnh, có thể giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu và căng thẳng, giảm mỡ máu (cholesterol) và thúc đẩy kiểm soát cân nặng tốt hơn…
25/09/2024
Củ nghệ là một loại gia vị rất phổ biến và lợi ích vượt xa công dụng trong ẩm thực. Không chỉ là một sự bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống, nghệ còn có rất nhiều lợi ích trong phòng và trị bệnh..
25/09/2024
Long nhãn làm từ cùi quả nhãn, được dùng làm vị thuốc quý chữa nhiều bệnh, đặc biệt là trị thiếu máu, suy nhược, mất ngủ…
23/09/2024
Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…
20/09/2024
Môi trường sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều bệnh dịch, trong đó có một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, cảm mạo… Y học cổ truyền có một số bài thuốc trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ.
25/04/2024
Củ bình vôi có hình dáng đặc biệt, nửa chìm nửa nổi trong đất nên được trồng làm bonsai, cây cảnh. Tuy nhiên, từ rất lâu trước đó, củ bình vôi đã được sử dụng làm thuốc chữa mất ngủ và một số bệnh lý khác.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành