CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

“Tiến về Hà Nội” - Niềm tin ấp ủ của những người con luôn hướng về Thủ đô

10/10/2024 - 09:06
A A- A+

Trong một đêm mùa Thu năm 1949 ở làng Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, nhạc sỹ Văn Cao đã cảm hứng sáng tác bài “Tiến về Hà Nội” với những lạc quan, tin tưởng ngày Giải phóng Thủ đô sẽ đến rất gần.

“Tiến về Hà Nội” - Niềm tin ấp ủ của những người con luôn hướng về Thủ đô- Ảnh 1.

Phố Phùng Hưng phấp phới cờ hoa chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về
Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố...

70 năm qua, những lời ca hào hùng, tha thiết ấy vẫn được hát lên đầy tự hào, đặc biệt vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10).

Đến nay, “Tiến về Hà Nội” vẫn là bài hát hay nhất viết về sự kiện này.

Bài hát “Tiến về Hà Nội” được nhạc sỹ Văn Cao sáng tác vào tháng 10/1949, trước 5 năm Thủ đô Hà Nội đón những đoàn quân về tiếp quản.

Vừa ra đời ca khúc đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt và nhanh chóng phổ biến bằng cách truyền khẩu. Những hình ảnh trong ca từ của “Tiến về Hà Nội” do cố nhạc sỹ Văn Cao vẽ nên trùng khớp với hình ảnh trong ngày Giải phóng Thủ đô 5 năm sau.

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…

Những bức ảnh ghi lại thời khắc đoàn quân từ chiến khu trở về tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa, trong sự chào đón của người dân Hà Nội.

“Tiến về Hà Nội” - Niềm tin ấp ủ của những người con luôn hướng về Thủ đô- Ảnh 2.

Nhân dân nồng nhiệt chào đón và tặng hoa cho các chiến sỹ trên đường vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đặc biệt hơn, các Trung đoàn tiếp quản Thủ đô đều đi từ 5 cửa ô tiến vào nội thành tương tự như lời bài hát nhạc sỹ hình dung. Đó chính là linh cảm, là tài năng của sỹ Văn Cao mà chính nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng nhận xét: “Trong âm nhạc, Văn Cao như một ông hoàng.”

Nói về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Tiến về Hà Nội,” nhà thơ, họa sỹ Văn Thao, con trai của nhạc sỹ Văn Cao, kể rằng: Vào thời điểm năm 1949, nhạc sỹ Văn Cao đang công tác ở Việt Bắc thì được Trung ương triệu tập đến dự buổi họp về tình hình chiến sự, chủ trương chuẩn bị tổng phản công.

Giới văn nghệ sỹ được giao nhiệm vụ có những sáng tác phục vụ cho kháng chiến, chuẩn bị cho cuộc Tổng phản công. Sau đó, nhạc sỹ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Đình Thi và họa sỹ Tô Ngọc Vân được phân công về Khu 3 tiếp tục công tác và phổ biến chủ trương của Trung ương.

Khi đó, khu vực chợ Đại tại huyện Ứng Hòa, Sơn Tây nay thuộc Hà Nội là nơi tập trung giới văn nghệ sỹ Khu 3. Tại đây, nhạc sỹ Văn Cao tiếp tục làm báo Văn nghệ cùng với các anh chị em văn nghệ sỹ với tinh thần hăng say, mong ngày chiến thắng để trở về Hà Nội.

“Tiến về Hà Nội” - Niềm tin ấp ủ của những người con luôn hướng về Thủ đô- Ảnh 3.

Thiếu nhi Hà Nội cùng người thân mang cờ chào đón bộ đội về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Với tâm nguyện của một nhạc sỹ luôn hướng về cách mạng, hết lòng phục vụ kháng chiến, nhạc sỹ Văn Cao ấp ủ ý tưởng viết những dòng nhạc hay nhất cho cuộc Tổng phản công.

Trong một đêm mùa Thu ở làng Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, nhạc sỹ Văn Cao đã cảm hứng sáng tác bài “Tiến về Hà Nội” với những lạc quan, tin tưởng ngày giải phóng Thủ đô sẽ đến rất gần.

Ca khúc tràn ngập khí chiến thắng, vẽ nên một bức tranh hào hùng trong ngày giải phóng Thủ đô.

Bài hát ngay lập tức được giới văn nghệ sỹ đánh giá cao và được đông đảo người dân hưởng ứng, truyền nhau hát.

Tạ Tỵ là người được nghe đầu tiên, nhưng bản hùng ca này được cất lên đầu tiên bởi đội thiếu nhi của làng Đào Xá, chính họ được nhạc sỹ Văn Cao dạy hát bài này.

“Tiến về Hà Nội” nhanh chóng trở thành ca khúc được yêu thích nhất khi đó. Bản hùng ca với những ca từ hào hùng, lạc quan, tin tưởng đem lại cho người nghe một hy vọng lớn lao.

“Tiến về Hà Nội” - Niềm tin ấp ủ của những người con luôn hướng về Thủ đô- Ảnh 4.

Tượng sáp nhạc sỹ Văn Cao đặt tại Nhà trưng bày tượng sáp nghệ sỹ Việt Nam trong Nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)

Người nhạc sỹ tài hoa vẫn “vẽ” được hình ảnh: “Chúng ta đi nghe vui, lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố,” trong niềm sung sướng, tự hào: “Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về ” khi mà “ cả cuộc đời vui tươi từ đây .”

Từ khi ra đời đến nay, “Tiến về Hà Nội” vẫn được nhiều người yêu mến và mãi sẽ là khúc ca khải hoàn của người Hà Nội, của dân tộc trong ngày vui, ngày kỷ niệm chiến thắng “ Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần/Như mùa xuân xuống cành đường nghe gió về, Hà Nội bừng Tiến quân ca. "

Bài hát khép lại và như mở ra trong lòng mỗi người âm hưởng của "Tiến quân ca” hùng tráng./.

Theo TTXVN

05/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Văn Hoá điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
09/09/2024
Sở GTVT Phú Thọ cho biết cầu Phong Châu trên địa bàn tỉnh đã bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi). Lần gần đây nhất cây cầu được sửa chữa là vào năm 2023.
30/06/2025
Các tỉnh, thành phố mới thành lập sau sắp xếp vừa đồng thời công bố nhân sự lãnh đạo chủ chốt, trong đó có danh sách bí thư các tỉnh, thành ủy được Bộ Chính trị chỉ định.
30/06/2025
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
10/06/2025
Ngày 8-6-2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Giồng Trôm tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống.
21/05/2025
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
12/05/2025
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ 11-12/5/2025, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp Hội hữu nghị và giao lưu văn hóa với nước ngoài của Belarus, Hội hữu nghị Belarus-Việt Nam và các cựu chuyên gia Belarus đã từng giúp đỡ Việt Nam.
12/05/2025
Sáng 12/5, trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, ngày 15/3/2026 sẽ là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
06/05/2025
Hơn 2.700 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 1.300 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành