CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHUYÊN TRANG NGÔN LUẬN CỦA VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Đọc báo in onilne

Trang trọng lễ giỗ lần thứ 84 của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu

01/11/2024 - 11:11
A A- A+

Lễ tưởng niệm 84 năm ngày mất của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu được tổ chức trang trọng, bày tỏ tấm lòng tri ân thế hệ con cháu với bậc tiền bối cách mạng, nhà văn hóa lớn, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Ngày 31.10 (tức ngày 29.9 Âm lịch), tại Khu lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức dâng hoa, dâng hương nhân lễ giỗ lần thứ 84 của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu tên húy là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26.12.1867 tại làng Sa Nam, xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn (nay là xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn) trong một gia đình hàn nho yêu nước.

Trang trọng lễ giỗ lần thứ 84 của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu - ảnh 1

Di tích ngôi nhà tranh trong khuôn viên Khu lưu niệm Phan Bội Châu

Với chủ trương cứu nước theo khuynh hướng bạo động, Phan Bội Châu đã thành lập Duy Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội nhằm tập hợp các lực lượng đấu tranh bằng vũ trang cách mạng và nhờ viện trợ bên ngoài. Nổi bật nhất là phong trào Đông Du với tinh thần “đồng châu, đồng chủng, đồng văn” đã tạo nền tảng cho những thay đổi của nước ta đầu thế kỷ XX.

Từ 1905 -1908, đã có hơn 200 du học sinh Việt Nam xuất dương sang Nhật Bản học tập, góp phần đào tạo đội ngũ trí thức sẵn sàng tiếp nhận con đường cách mạng vô sản, đồng thời là gạch nối quan trọng, mốc đánh dấu quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Cho đến ngày nay, phong trào Đông Du vẫn giữ nguyên giá trị trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Trang trọng lễ giỗ lần thứ 84 của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu - ảnh 2

Đoàn đại biểu cấp tỉnh và lãnh đạo huyện Nam Đàn tưởng niệm chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Ảnh: Công Kiên

Giữa năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải, giải về nước, đem xử ở tòa Đề hình Hà Nội.

Trước phong trào đấu tranh của Nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, cụ được đưa về an trí tại Huế. Sáng 29.10.1940, tức ngày 29.9 năm Canh Thìn, cụ Phan Bội Châu trút hơi thở cuối cùng tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự.

Không chỉ là chí sĩ yêu nước, cụ Phan Bội Châu còn là nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Cụ đã để lại cho đời di sản thơ ca khổng lồ với hàng nghìn trước tác. Những di sản thơ ca này góp phần tô thắm thêm vườn hoa văn học Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đấu tranh cách mạng bền bỉ trong mọi tầng lớp nhân dân.

Trang trọng lễ giỗ lần thứ 84 của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu - ảnh 3

Khuôn viên Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Tuy phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng với tinh thần “Đồng châu, đồng chủng, đồng văn” không thành công, nhưng tấm lòng kiên trung và quá trình hoạt động cách mạng của cụ những năm đầu thế kỷ XX vẫn trường tồn, là kho tàng lịch sử quý báu để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ dân tộc Việt Nam.

Trong không khí linh thiêng, trang trọng, tưởng nhớ, tri ân đến cụ Phan Bội Châu, đoàn đại biểu dâng nén hương thơm, lẵng hoa tươi thắm bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn vô hạn và rất đỗi tự hào đối với bậc tiền bối cách mạng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Theo Báo Văn Hóa

05/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Văn Hoá điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
09/09/2024
Sở GTVT Phú Thọ cho biết cầu Phong Châu trên địa bàn tỉnh đã bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi). Lần gần đây nhất cây cầu được sửa chữa là vào năm 2023.
30/06/2025
Các tỉnh, thành phố mới thành lập sau sắp xếp vừa đồng thời công bố nhân sự lãnh đạo chủ chốt, trong đó có danh sách bí thư các tỉnh, thành ủy được Bộ Chính trị chỉ định.
30/06/2025
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
10/06/2025
Ngày 8-6-2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Giồng Trôm tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống.
21/05/2025
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
12/05/2025
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ 11-12/5/2025, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp Hội hữu nghị và giao lưu văn hóa với nước ngoài của Belarus, Hội hữu nghị Belarus-Việt Nam và các cựu chuyên gia Belarus đã từng giúp đỡ Việt Nam.
12/05/2025
Sáng 12/5, trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, ngày 15/3/2026 sẽ là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
06/05/2025
Hơn 2.700 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 1.300 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025.

® 2022 Bản quyền thuộc VIỆN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG. Thiết kế website và SEO - Tất Thành